SUY NGHĨ NHÂN VIỆC TĨNH TÂM VÀ THUYÊN CHUYỂN LINH MỤC TẠI TỔNG GIÁO PHẬN HÀ NỘI

Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012 by: Lý Tưởng Người Việt

Từ ngày 14 đến 19 tháng 11, các linh mục Hà Nội tĩnh tâm năm tại Tòa TGM Hà Nội. Năm nay vị giảng thuyết là giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm, GM Phụ tá TGP TP Saigon.* (*Người chuyển bài bỏ tên cáo già Hồ.)

THINKING2 Năm nay vị giảng thuyết mời gọi các linh mục suy gẫm về "những cám dỗ trong việc thi hành thừa tác vụ của mình" và ngài còn nhấn mạnh rằng "đây không phải là những cơn cám dỗ về đời sống đạo đức cá nhân, nhưng là những cơn cám dỗ về đường lối thi hành sứ vụ cứu thế". 
Lời thuyết giáo của vị giảng thuyết có ý cảnh báo những việc làm của các anh em linh mục Hà Nội đang dấn thân cho công lý và sự thật,  là một kiểu "tham vọng quyền lực".  Tuy nhiên, thực tế, những vị linh mục ấy chả nhận được quyền chức bổng lộc gì trong đạo ngoài đời, đang khi những người khác thì được đủ cả hai và lại còn được nói nữa!

Vị giảng thuyết cũng nói đến một vấn đề "hiệp nhất", một vấn đề nóng bỏng tại TGP Hà Nội hiện nay- gài nói linh mục là người phục vụ sự hiệp nhất trong Giáo Hội và rằng "sự hiệp nhất này phải từ trên đi xuống" mà cụ thể là cần kiến tạo mối hiệp thông với Thiên Chúa qua mối hiệp thông với giám mục…".

Đấy là những tư tưởng quen thuộc với các linh mục như những bài giáo lý vỡ lòng, nhưng khi vị giảng thuyết nói thế tức là ngầm bên dưới có vấn đề không bình thường trong tương quan giám mục-linh mục-giáo dân. Vâng chúng tôi vẫn hiệp nhất với đức giám mục của mình theo quy định của giáo luật trong tinh thần siêu nhiên.  Dù là đau đớn, nhưng đấy là thập giá chúng tôi phải qua, chúng tôi biết rằng "bây giờ cứ thế đã.."

 Tuy nhiên, chúng tôi hiểu cần hơn hết là hiệp nhất với Chúa và với những người khố khổ trong xã hội một cách cụ thể là thi hành những lời Chúa dạy trong Tin mừng. Làm sao chúng tôi có thể theo Đức Giám Mục  làm bạn với thế lực sự ác đang chống phá GH và bách hại giáo dân? Làm sao chúng tôi có thể theo Đức Giám Mục im tiếng khi các linh mục, giáo dân đang bị xỉ nhục và tấn công? 
Tôi nhớ thời các Đức Giám Mục trước đây, các ngài chả nói, các ngài chỉ làm, thấy người bị hại ngài đi thăm, thấy ngài bị oan, ngài lên tiếng… Lập tức sự hiệp nhất được thể hiện. Giám mục, linh mục và giáo dân một lòng một ý, cùng sống, cùng chết cho nhau. Chiên của ta thì nghe tiếng ta, ta biết chúng và chúng biết ta. Ngài là chủ chăn thật sự chứ không phải chỉ có cái danh "chủ chăn". Thời ấy, khó khăn thật, nhưng giáo phận hiệp nhất dường nào!

Còn chuyện xây dựng giáo phận: ĐGM có muốn anh em linh mục thực sự là các cộng tác viên của mình không? Có coi giáo phận này là gia đình của ngài nơi ngài đồng sinh đồng tử không? Bao nhiêu lần những linh mục có bản lĩnh, dám ăn dám nói lên tiếng, thì ngài tìm cách gạt đi, không cho ăn nói hay ngài vui mừng tuyên bố là hết giờ để cho "chìm xuồng" các vấn đề không bình thường mà anh em linh mục muốn giải quyết? Những tiếng nói trung thực, thẳng thắn phát xuất từ trái tim có được ngài lắng nghe? Những vấn đề nóng bỏng của giáo phận ngài có dám đối diện để giải quyết? Những sự lạm dụng chức quyền của Cha Chánh Văn phòng và Cha Quản lý Tổng giáo phận trong việc tuyển sinh, đào tạo chủng sinh, linh mục có được ngài quan tâm, hai hai vị ấy như hai cánh tay của ngài trong Tòa Giám Mục cùng ngài chuyên quyền, độc đoán làm hại trước mắt đến các anh em tu sinh, chủng sinh và các linh mục và giáo dân? Tòa Giám Mục có còn là Nhà Chung và anh em có còn muốn về?

Kết thúc ngày tĩnh tâm là thông báo thuyên chuyển linh mục. Mười bẩy (17) linh mục sẽ thuyên chuyển trong đợt này.

ĐGM có thể thuyên chuyển. Lý do thì chả thiếu. ĐGM nói rằng thuyên chuyển "vì lợi ích đức tin, đáp ứng nhu cầu của Giáo Hội, và đặc biệt là vì lợi ích của anh em được thuyên chuyển".

Nghe sao mà khôi hài, chua chát và giả dối!  Chỉ có người vô liêm sỉ mới dám bảo rằng đấy là sự thật!

Tôi biết thực sự có những đấng già cả, thuộc hàng niên trưởng trong TGP, các đấng mới đổi xứ chưa được 5 năm, từng phụ trách hàng chục giáo xứ một lúc, sau nhiều thập niên phục vụ trong những hoàn cảnh hết sức khó khăn, nay các ngài muốn về hưu hơn là muốn bị thueyern chuyển.
Tôi biết thật sự nếu mà nói là vì lợi ích của Tổng Giáo Phận, trong hoàn cảnh nhiễu nhương, lòng người đang ly tán, giáo phận đang chia rẽ, tâm trạng đang hoang mang dạo động, giáo phận đang phải đối diện với nhiều vấn đề như hiện  nay, thì việc cần thiết hơn hết là để các linh mục được tại vị, chứ không phải là thuyên chuyển các ngài.
Tôi biết cuộc thuyên chuyển có ý nhắm vào các linh mục có bản lĩnh đang dấn thân cho công lý sự thật. Đặc biệt là các linh mục sau đây:

1. Cha Vinh sơn Nguyễn Văn Xuyên, niên trưởng Linh mục Đoàn Hà Nội, từ Phú Đa Hà Nam về giáo xứ  Đại Ơn, Hà Tây, cách xa quốc lộ 1.
2. Cha Antôn Trịnh Duy Công, đang giúp giáo phận Lạng Sơn ở vùng biên giới, về làm phó xứ Bút Đông, một giáo xứ  thuần nông tại tỉnh tại Hà Nam, cách xa quốc lộ 1.
3. Cha Giuse Bùi Anh Cường, từ thành phố Nam Định, về phụ trách giáo xứ  Đồng Gianh, một giáo xứ bé nhỏ, nơi cộng sản cực đoan thì nhiều mà giáo dân thì ít, thuộc tỉnh Hòa Bình, vùng khó khăn nhất của giáo phận, cách xa quốc lộ 1.
4. Cha Giuse Nguyễn An Khang, sẽ chuyển khỏi Kẻ Báng (Xuân Bảng), nơi có nhiều thánh tử đạo và là một trung tâm lớn xưa nay của vùng Nam Định, thuộc giáo phận Hà Nội, về làm chính xứ  Kẻ Đầm, một giáo xứ hẻo lánh tại Hà Nam, cách xa quốc lộ 1.
5. Cha  Giacôbê Nguyễn Văn Lý, Quản hạt Hà Nội, Chính xứ Hàm Long, thì bị thuyên chuyển về giáo xứ Đạo Truyền, một giáo xứ nông thôn, hẻo lánh, xa xôi của tỉnh Hà Nam, cách xa quốc lộ 1.

Người ta thấy những linh mục  có tiếng nói, có bản lĩnh, đều phải chuyển đi khỏi các trung tâm quan trọng của giáo phận tại nội thành Hà Nội và nội thành Nam Định, cũng như tại các giáo xứ đông dân và có tinh thần bất khuất từ nhiều thế kỷ như Phú Đa, Hà Nam và Kẻ Báng, Nam Định.
Người ta thấy rằng không ai trong số các linh mục có bản lĩnh, có tiếng nói bất khuất, dám thẳng thẳn và can đảm rao giảng lời Chúa, được thuyên chuyển về nội thành Hà Nội hay nội thành Nam Định, là những trung tâm có ảnh hưởng lớn trong giáo phận và trên đất nước, trái lại toàn bộ các vị phải đi các tỉnh xa là Hà Nam và Hòa Bình.
Người ta thấy nếu như không phải là người dám đấu tranh cho công lý và sự thật thì cha Trịnh  Duy Công, một người giảng dạy trung thực lời Chúa và giảng dạy rất hấp dẫn, đã được làm chính xứ như các cha khác cùng lớp, dù ngài đã phải vất vả hơn các anh em khác là đi phục  vụ ở vùng biên giới Lạng Sơn trong những năm qua.
Người ta thấy nếu không phải là người mạnh mẽ giảng dạy trung thực lời Chúa, thì một người có bản lĩnh và có lòng nhiệt thành tông đồ, lại có trình độ như cha Bùi Anh Cường, sẽ về một nơi thích hợp hơn là đến Đồng Gianh, một giáo xứ bé nhỏ của người Mường mới hồi sinh mấy năm nay.
Người ta thấy, nếu không phải là người mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh cho công lý và sự thật, thì  cha Nguyễn Văn Xuyên, niên trưởng linh mục Đoàn Hà Nội, đang ở Phú Đa, chưa đầy 5 năm, nếu phải chuyển, sẽ xứng đáng chuyển về Hà Nội làm chính xứ Hàm Long hơn bất cứ linh mục nào.
Người ta thấy rõ là cuộc thuyên chuyển có ý đưa các cha trên đây về những nơi mà tiếng nói và việc làm của các ngài có thể bị giới hạn nhất. Vì các ngài là những mục tử chân thật, là những người dám hy sinh bảo vệ đoàn chiên nên các ngài đã phải thiệt thân. Thiệt đơn thiệt kép, chưa kể còn bị kết án thêm khi có giáo dân đến Tòa Giám Mục khiếu nại.
(Hôm nay tôi nghe Đức Tổng Giám Mục trách cha Nguyễn Văn Lý đã tổ chức cho giáo dân lên Tòa Giám Mục kiến nghị cho cha Lý ở lại Hàm Long. Tôi thấy khổ thân thêm cho cha Lý và thấy buồn thêm cho bề trên giáo phận đã không hiểu bề dưới của mình mà lại chỉ nhìn sự việc theo con mắt thế gian! Ai ở Hà Nội thì biết đời nào các linh mục Hà Nội có bản lĩnh kia lại đi nhờ giáo dân kiến nghị quyền lợi cho mình bao giờ!)

Người ta thấy dường như cuộc thuyên chuyển có ý nhắm vào cha Giacobe Nguyễn Văn Lý, Chính xứ Hàm Long và quản hạt Hà Nội, từ thời Đức TGM Ngô Quang Kiệt. Ai cũng biết ngài là đối tượng sẽ bị chuyển khỏi Hà Nội ngay khi Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Nhơn và Hà Nội tháng 4 năm 2010.
Khi ấy Đức Tân TGM đã có kế sách chuyển cha Nguyễn Văn Lý đi khỏi Hà Nội cùng cha Vũ Văn Ruẫn để cha Nguyễn Khắc Quế, một người thân chính quyền và đẹp lòng Đức Tân TGM Nguyễn Văn Nhơn về làm chính xứ Hàm Long, nhưng cuối cùng thì dự định bất thành, vì gặp sự phản kháng và hơn nữa công nhiên mà nói khi ấy cha Lý cũng mới về Hàm Long được hơn 3 năm.
Tôi đau buồn để nói rằng sự thuyên chuyển ấy nhằm làm đẹp lòng nhà nước hơn là đẹp lòng giáo dân, linh mục, và đặc biệt là không làm lợi ích cho Giáo Hội.
Tôi đau buồn vì thấy rằng sự thuyên chuyển ấy gây xáo trộn cho giáo phận và thiệt hại cho giáo phận hơn là mang lại sự bình an, hiệp nhất và ích lợi.
Tôi đau buồn vì thấy rằng những tiếng nói bất khuất, những anh em linh mục đã can đảm và hy sinh phục vụ giáo phận, lại phải tiếp tục bị chịu sự đọa đày và trả thù nào đó của các đấng bề trên.
Tôi đau buồn vì thấy rằng: các bề trên ra lệnh thuyên chuyển nếu không phải vì để làm đẹp lòng nhà nước, thì ít nhất các linh mục bị chuyển cũng là những người không có quan điểm và lập trường mục vụ giống mình.
Tôi biết bây giờ thì Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn và cha Chánh Văn phòng-Chưởng ấn TGM Phạm Hùng đang hý hửng và đang có tâm trạng là dẹp bỏ được những cái gai tại những nơi cần dẹp.
Tôi biết cùng với ngài là công an, cán bộ của thành phố Hà Nội và Nam Định, họ đang vui mừng cùng một nỗi vui với Đức TGM Nguyễn Văn Nhơn và cha Chánh Văn phòng Phạm Hùng. Cái sự hỷ hửng của công an thể hiện ra mặt khi họ xuất hiện ở Tòa Giám Mục Hà Nội khi giáo dân lên kiến nghị cho cha Lý ở lại.
Phải chăng các vị bề trên trong đạo và quan chức ngoài đời kia tưởng như thế là bịt miệng được những tiếng nói và những hành động bất khuất, can trường đấu tranh cho sự thật? Và khi làm như thế thì sẽ không có người hậu thuẫn cho Thái Hà hoặc cùng Thái Hà làm chứng cho công lý và sự thật? Các vị tưởng như thế thì giáo hội sẽ "bình an" và  sẽ sống hài hòa tốt đạo đẹp đời theo ý các vị?

Tôi tin rằng sự bình an chỉ có khi tự do, công lý, sự thật và nhân phẩm được tôn trọng. Ở đâu cũng có ít nhiều những người bán rẻ lương tri của mình, nhưng Chúa Thánh Thần vẫn đang tác động để có nhiều mục tử và giáo dân chân chính, sẵn sàng dấn thân cho công lý và sự thật, sẵn sàng hy sinh bảo vệ Giáo Hội và xây dựng xã hội. Càng ngày càng có nhiều giáo dân hơn trưởng thành, ý thức về vai trò và vị trí của mình trong Giáo Hội và xã hội.
Người có suy nghĩ và có cảm thức đức tin bình thường trong hoàn cảnh TGP Hà Nội hiện nay, trong vị thế của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn hiện nay, có nên thuyên chuyển các linh mục không? Việc thuyên chuyển ấy có lợi cho giáo hội không? Rõ ràng là không? Thế nhưng tại sao ngài vẫn chuyển? Thật là khó hiểu! Xin ngài
Tôi không dám nghĩ đấy là một phần của bản hợp đồng ngài có đối với nhà nước khi ngài được chuyển về làm Tổng Giám Mục Hà Nội, nhưng tôi thiển nghĩ có lẽ TGP Hà Nội nói riêng cũng như Giáo Hội và xã hội Việt Nam nói chung đang đi vào cái giai đoạn suy thoái tận cùng, thối nát tận cùng trước khi ló dạng một cái gì mới mẻ mang lại hy vọng và sự sống cho con người. Nó phải đi hết cái hành trình có tính quy luật của nó. Đang đà xuống, cứ xuống đến tận cùng, trước khi đi lên.
Khi Đức cha Nguyễn Văn Nhơn về làm Tổng Giám Mục Hà Nội, người ta nghĩ rằng sẽ tốt hơn cho Giáo Hội Việt Nam và Tổng Giáo Phận Hà Nội sẽ "bình an" hơn. Thực tế ra sao thì mọi người đã thấy và có lẽ chính Đức Cha cũng thấy mà hậu quả là bệnh đau dạ dày xuất hiện nơi ngài. Đợt này, khi thuyên chuyển các linh mục, Đức cha cũng lại đưa ra cái lý do "vì lợi ích đức tin, vì lợi ích của anh em được thuyên chuyển".  Nhưng kinh nghiệm cho người ta thấy rằng trước mắt sau cuộc thuyên chuyển này, nhà cầm quyền sẽ lại hung hăng hơn nữa với giáo dân, tu sĩ linh mục và quyền lợi của Giáo Hội ở các nơi sẽ lại bị thiệt hại thêm nữa. Thái Hà và giáo dân liên kết với Thái Hà có thể sẽ phải vác thập giá nặng hơn  thay cho Tổng Giáo Phận Hà Nội trong dịp này./.

NHUỆ HÀ
25/12/2011

Filed under: