Mê Tín Tràn Ngập Việt Nam, Từ Các Lễ Hội Của Đảng Và Nhà Nước
Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011 by: LTSA
STBN - Ở Việt Nam, các nhà hoạt động xã hội đang lên tiếng, cánh báo việc Nhà nước sử dụng các lễ hội như một cách để dân chúng vui chơi, quên lãng tình hình chính trị xã hội, và biến các ngày hội như vậy trở thành các cuộc tập trung cuồng tín và mê tín, biến xã hội Việt Nam mỗi lúc một hỗn loạn hơn. Cao điểm của vấn nạn này là lễ hội xin ấn đền Trần mới đây, ở phía Bắc, vốn được các nhà hoạt động xã hội nhận định rằng mức độ chen lấn, dẫm đạp nhau nguy hiểm đến mức có thể không kém việc hàng trăm người chết vì chen lấn nhau vì sợ sập cầu ở Cam Bốt vào cuối năm ngoái.
Hoạt động mê tín dị đoan đã có biểu hiện ở tất cả các lễ hội, đó là nhận định của Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam. Điều này thể hiện rõ nhất ở việc bói toán, lên đồng, nạn đốt vàng mã vô tội vạ, tệ dùng tiền thật, đô-la thật để xoa lên tượng Phật. Mọi thứ ở lễ hội đều có thể quy ra tiền, đến Chùa Hương, Chùa Hà, Chùa Bái Đính, Đền Trần, Đền Bà Chúa Kho những ngày đầu năm, bất cứ ai cũng có thể nhận thấy tình trạng dán và xoa tiền lẻ lên tượng Phật.
Theo Tiến sĩ Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam thì việc cúng tiền thật mang ý nghĩa như một chút công đức, là giọt dầu và là niềm hy vọng cầu may. Tuy nhiên với cách vung tiền bừa bãi như ở các lễ hội hiện nay, nét đẹp văn hóa tâm linh của người Việt xưa đã không còn nguyên vẹn nữa. Cũng vì người đi lễ sùng bái một cách thái quá, nhiều lễ hội đang mất dần đi bản sắc.
Những nghi thức bán rủi, mua may ở Chợ Viềng Nam Định, cầu tình duyên ở Chùa Hà đã bị thương mại hóa, trở thành những cuộc tranh giành xin lộc thánh. Chỉ trong một đêm diễn ra lễ khai ấn, Đền Trần đón 10 đến 20,000 du khách. Để cướp ấn cầu may, cả biển người phải chen lấn, xô đẩy. Cảnh tượng ấy khiến nhiều người đặt câu hỏi liệu đó có phải là văn hóa tâm linh hay chỉ là biến tường từ một âm mưu của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam muốn làm băng hoạt tinh thần của một dân tộc, để không còn một mầm mống đấu tranh hay phản kháng nào có thể ươm mầm được nữa?
Mới đây, ở lễ hội xin ấn đền Trần,để sở hữu những lá ấn chưa biết có mang lại quan lộc, người ta kéo giập barie sắt, giẫm đổ hàng rào dây thép, húc sập vách ngăn bảo vệ. Hăng lên, có người trèo lên ngọn cây, mái nhà rồi phi xuống vai, xuống đầu biển người phía dưới. Xã hội Việt Nam mỗi lúc một hỗn loạn hơn. Và dường như những hỗn loạn đó là một chuỗi hỗn loạn có tổ chức và hậu thuẫn từ phía nhà nước. Những người Việt có lòng chỉ biết ngao ngán thở dài, và có lẽ chỉ có những quan chức chóp bu Cộng sản Việt Nam mới vui mừng nâng ly chúc mừng thảm cảnh của dân tộc, mà họ là những người trục lợi.