CON ĐƯỜNG NÀO CHO TƯƠNG LAI CỦA VIỆT NAM

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011 by: LTSA



Chỉ trong một thời gian ngắn vừa qua các nước tại vùng Bắc Phi đã bắt đầu chuyển mình chống lại và khai tử các chính phủ độc tài đã cai trị hà khắc đất nước họ trên hai thập niên qua. Chính phủ của các tập đoàn cai trị độc tài đang lần lược ra đi để trả lại cho dân chúng các nước này quyền tự do dân chủ thực sự để họ có toàn quyền quyết định tương lai của chính đất nước họ qua những cuộc bầu cử hoàn toàn tự do. Trước tiên là Tunisia, nhanh chóng sang Ai Cập, Yemen, Sudan, Algerie, rồi cũng sẽ đến Libya, Miến Điện….

Trong thời đại Internet toàn cầu hiện nay, tin tức về khối đông đảo quần chúng tự phát đứng lên biểu tình tranh đấu ôn hòa đòi lại quyền tự do dân chủ, thay đổi chế độ độc tài bằng một thể chế đa nguyên trong đó người dân là chủ và đất nước được điều hành bởi những người do chính dân tín nhiệm chứ không phải do một tập đoàn hay phe nhóm nào chỉ định, được lan truyền nhanh chóng đến các quốc gia trên toàn thế giới như một cơn đại dịch, đặc biệt là tại những nước độc tài đảng trị hay độc tài quân phiệt. Cơn đại hồng thủy “tự do dân chủ” của thời đại chắc chắn sẽ nhận chìm và đào thải các thể chế độc tài dù cho có được tô vẽ thành các bức tranh mỹ miều đánh bóng cho chế độ phản dân tộc và đi ngược lại tiến bộ của loài người, nhất là trong thời đại văn minh và khoa học kỹ thuật tiến bộ hiện nay.

Con đường tự do dân chủ thực sự với các quyền tự do căn bản như lập hội, báo chí, đa đảng, phê phán cách quản trị đất nước, tự do sử dụng lá phiếu .. là con đường tất yếu mà tất cả các nước trên thế giới đang thực hiện, không phân biệt trình độ văn hóa, mức độ tiên tiến hay giàu nghèo. Lịch sử và diễn biến trên thế giới cho thấy không có lý do nào có thể biện minh cho các chế độ độc tài dùng mức độ hiểu biết của người dân để tiếp tục bám giử quyền hành,tham quyền cố vị, và dùng sức mạnh công an chìm nổi để khống chế và tuớc đoạt những quyền tự do căn bản này.

Việt Nam chúng ta đang là một trong bốn nước trên thế giới bị cai trị theo thể chế độc tài đảng trị theo chủ thuyết cộng sản, một chủ thuyết ngoại lai đã liên tục cai trị đất nước Việt Nam hơn 50 năm. Hệ lụy mà chế độ chuyên chính cộng sản này gây ra cho đất nước và dân tộc đều được toàn dân đã biết rõ và phải gánh chịu nhiều khổ lụy. Không chỉ những người dân thường mà đến chính cả những người đã từng phục vụ cho chế độ cộng sản và đã nắm giử các chức vụ quan trọng trong guồng máy cai trị, từ chính quyền đến công an, quân đội, hay ngay cả quốc hội, đã và đang khẫn thiết kêu gọi đảng cộng sản Việt Nam hãy nhanh chóng trả lại cho toàn dân những quyền tự do dân chủ căn bản mà đảng cộng sản Việt Nam đã tước đoạt của họ từ hơn nữa thế kỷ qua. Điều kiện hội nhập, sinh hoạt và phát triển toàn cầu hiện nay không thể và không còn chấp nhận tình trạng những người cộng sản tự cho mình là ưu việt để tiếp tục tập trung quyền lực chỉ cho đảng cộng sản, trấn áp những tiếng nói yêu nước chân chính, trong khi đó lại truyền quyền lực này cho bà con dòng họ theo kiểu cách cha truyền con nối của thời phong kiến như trường hợp đang xảy ra tại nước cộng sản Bắc Triều Tiên.
Đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta đã chịu quá nhiều bất hạnh trong chiến tranh nồi da xáo thịt vì quan điểm chính trị, và ngay cả trong thời gian hơn 30 năm hòa bình tiếp sau đó. Toàn dân Việt phải có và được quyền được hưởng tự do thật sự trong không khí đầy tình dân tộc, thân thương lá rành đùm lá rách, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, giai cấp, nguồn gốc địa phương. Toàn dân Việt phải có quyền thực sự làm chủ vận mạng của chính mình không lệ thuộc hay bi khống chế bởi một chế độ chính trị nào. Toàn dân Việt phải có quyền bày tỏ chính kiến riêng mà không phải lo sợ bị áp lực của chính phủ, đảng phài, cơ chế hay tổ chức nào.
Với lòng tin sắt đá, với trào lưu tự do dân chủ đang tràng dâng trên khắp thế giới, toàn dân Việt sẽ nhanh chóng xuống đường đòi lại tự do dân chủ thực sự cho đất nước Việt Nam yêu dấu. Toàn dân Việt Nam sẽ chọn con đường mà dân chúng các nước trong khu vực Bắc Phi đang tiến hành hay với phương cách mang tính cách đặc thù của người Việt Nam?

Chúng ta hy vọng dân Việt trong ngoài nước không cần hành động xuống đường như vừa xảy ra tại Tusinia, Ai Cập và các nước trong vùng Bắc Phi Châu. Nhưng việc đó chỉ có thể tránh được khi đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam kịp thời thực hiện một cuộc đổi đời từ một chế độ độc tài đảng trị thành một thể chế tự do dân chủ đầy nhân bản, trong đó mọi người được bình đẳng không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo và việc người dân bị khủng bố và tù đầy vì có quan điểm đối lập sẽ chỉ còn là cơn ác mộng đã qua.

Toàn dân Việt Nam muốn sớm cùng nhau xuống đường để mừng một kỷ nguyên thật sự tự do dân chủ và độc lập cho đất nước chứ không cần phải xuống đường để trực diện đấu tranh đòi lại quyền quyết định vận mạng quốc gia.

Trước toàn dân, đảng cộng sản Việt Nam đang cầm quyền phải chịu trách nhiệm nhanh chóng thay đổi triệt để từ một chế độ độc tài chuyên chính sang tự do dân chủ với quyền tự do cá nhân được tuyệt đối tôn trọng, để đất nước Việt Nam có thể hãnh diện cùng đồng hành với thế giới văn minh tiến bộ.

Quyết định sáng suốt, thức thời đầy hùng tâm và kiên quyết của bang lãnh đạo mới của đảng cộng sản, đặc biệt của vị Tổng Bí Thư Đảng; người lãnh đạo tối cao của đảng cộng sản Việt Nam; là từ bỏ mọi hình thức cai trị độc tôn và phục hồi đầy đủ tất cả quyền tự do cá nhân và quyền bình đẳng trong sinh hoạt chính trị. Như vậy sẽ nhanh chóng đưa toàn dân vào một cuộc xuống đường vĩ đại khắp nước từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau để mừng cuộc đổi đời đầy ý nghĩa cho dân tộc Việt. Làm được như vậy thì đảng cộng sản Việt Nam sẽ vẫn còn chổ đứng thích hợp trong lòng dân tộc và vị lãnh đạo tối cao hiện nay của đảng cộng sản Việt Nam sẽ được tổ quốc ghi công và có thể hân hạnh sánh vai cùng các vị lãnh đạo được thế giới kính trọng như ông Gandhi, Mandela, De Klerk, Lincoln, Washington, Churchill, Gorbachev,…

Đảng cộng sản Việt Nam hãy đặt quyền lợi dân tộc và đất nước lên trên hết và chính những người đảng viên cộng sản phải có hành động cụ thể để mở ra một trang sử mới cho môt nước Việt Nam thực sự có tự do dân chủ trong tình dân tộc, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, mang lại yêu thương và xoá bỏ thù hận trong mọi tầng lớp dân chúng.

Ngày đầu năm QUỐC NHỤC THỨ 36 -
Tân Mão

Đầu năm 2011, cuộc nổi dậy nhanh gọn ở Tunisia cổ vũ mạnh mẽ nhân dân các nước láng giềng vùng dậy đòi tự do dân chủ và nhân quyền. Mạnh mẽ nhất, sôi sục nhất là nhân dân Ai Cập.

Khẩu hiệu ban đầu của quần chúng là đòi cải thiện đời sống, đòi tổng thống thực hiện lời hứa chống tham nhũng, chống giá lương thực thực phẩm đắt đỏ, đòi cải tổ chính quyền trung ương và địa phương…

Ngày 28-1 xô xát giữa quần chúng không vũ trang và cảnh sát mở rộng. Khi xung đột xảy ra, quân đội cam kết không dùng vũ lực đàn áp dân. Tình hình hơi dịu bớt, nhưng vẫn căng thẳng.

Đến nay sau 14 ngày đêm đấu tranh, tình thế vẫn giằng co quyết liệt. Quân đội được huy động để thị uy, có cả bộ binh và hàng chục xe tăng, với quy mô hạn chế, máy bay chiến đấu và trực thăng lượn trên không, không làm cho dân sợ hãi.

Thái độ của quân đội Ai Cập đang là một ẩn số, một nhân tố có ý nghĩa quyết định cho sự ngả ngũ của tình hình. Quân đội Ai Cập hiện có nửa triệu quân, với số quân dự bị có thể động viên khẩn cấp là nửa triệu nữa.

Quân đội Ai Cập hiện đại là quân đội có trang bị tối tân, trang bị vũ khí của Anh, Mỹ, được huấn luyện rất tốt, với hàng loạt sỹ quan trẻ tốt nghiệp từ các học viện quân sự Anh, Mỹ, Pháp.

Trong cuộc khủng hoảng lớn hiện nay, có một số sự kiện cần chú ý: Tổng thống Mubarak và Phó Tổng thống Omar Suleiman đều kêu gọi những người biểu tỉnh tự kiềm chế, tuyên bố không dùng quân đội đản áp nhân dân. Bộ trưởng Quốc phòng Mohamed Hussein Tantawi cũng cam kết thực hiện nghiêm ý định ấy của ông Mubarak. Ông Mubarak vốn là Trung tướng tư lệnh Không quân, năm 1975 được Tổng thống Sadat cử làm Phó Tổng thống. Hiện Tổng thống Mubarak vẫn mang danh nghĩa và quyền uy Thống chế, Tổng tư lệnh Tối cao Hải Lục Không quân Ai Cập.

Người thực tế chỉ huy Quân đội Ai Cập hiện là Tướng Tổng tham mưu trưởng Sami Al-Anan, được đào tạo từ Mỹ, người suốt 12 ngày nay luôn giữ liên lạc chặt chẽ với Ngũ Giác Ðài. Chính ông là người công khai tuyên bố cam kết quân đội không đàn áp những công dân đang bày tỏ nguyện vọng của mình bằng cách xuống đường.

Còn lực lượng cảnh sát? Đây cũng là một ẩn số của tình hỉnh. Cảnh sát Ai Cập khá đông, nhưng cũng bị ghép vào kỷ luật rất chặt chẽ trong quan hệ với nhân dân. Bất cứ hành động phiền nhiễu dân, vòi tiền, hống hách với dân, cậy quyền thế đều bị coi là vi phạm đạo đức, điều lệ quân nhân, bị tố cáo, kỷ luật và phần lớn bị sa thải, sau đó rất khó kiếm được việc khác. Phó Tổng thống Omar Suleiman tuyên bố rằng cảnh sát có nghĩa vụ bảo vệ mọi công dân trên đường phố, giữ gìn trật tự trị an, tập trung chống bọn cướp phá các kho tàng, hiệu buôn.

Đã có hiện tượng khi có xung đột giữa những người nổi dậy, giữa phe thân Mubarak và phe chống Mubarak, cảnh sát bắn đạn cao su và bắn chỉ thiên để cách ly 2 phía, ngăn cản xung đột lan rộng. Rất nhiều nơi cảnh sát đúng giữ trật tự cho các đoàn tuần hành.

Các đoạn phim được truyền đi tại chỗ cho thấy hàng chục xe tăng màu vàng nhạt, nòng súng bịt lại, đậu yên lặng trên Quảng trường Tahrir, người lái xe tăng vẫy chào quần chúng, cũng như cảnh cảnh sát mặc quân phục củng lực lượng thanh niên trật tự viên mang băng đỏ cùng hợp tác với nhau để giữ trật tự chung. Xe cứu thương qua lại cấp cứu người bị nạn.

Phóng viên Hoa Kỳ cho biết bà con xuống đường đã được dặn kỹ nhiều quy tắc ứng xử cần thiết: vệ sinh môi trường, nơi tiểu tiện, đại tiện, lễ cầu nguyện sáng và chiều (vì đa số là người Hồi giáo), không hốt hoảng khi có tiếng súng, khi có người bị thương, giúp nhau thu xếp nghỉ ngơi vào ban đêm, hệ thống cứu thương, cấp cứu, hệ thống tiếp tế, thông tin luôn cải tiến với tinh thần “chúng ta là anh em”.

Cả một xã hội công dân, xã hội dân sự có tổ chức hình thành trong đấu tranh, trong đó nổi lên tình nghĩa quân dân, chung sức chung lòng đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, đưa đất nước phát triển bền vững trong một xã hội tự do dân chủ và phồn vinh cho mọi người dân.

Filed under: