Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt đã thật sự bối rối trước sự bành trướng và sức mạnh của các trang báo cá nhân đang lấn át và làm mất uy tín các báo chính thức không còn xứng đáng làm nhiệm vụ thông tin nữa.
Chuyện này đã bộc lộ ngày gần đây qua 2 trường hợp cụ thể:
Nguyễn Thế Kỷ bênh Tàu
Thứ nhất là vụ Tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị 2 tàu đánh cá của Trung Cộng "cắt cáp" trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ trong vùng Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam ngày 30/11/2012.
Bằng chứng : Báo Năng Lượng Mới (Petro Times) của Tập đòan dầu khí Việt Nam, trong số ra ngày 3/12/2012, đã trích lời ông Phạm Việt Dũng, phó trưởng ban Tìm kiếm Phăm Dò của PVN xho biết: " Lúc 4 giờ 5' sáng ngày 30/11/2012, tàu Bình Minh 02 của Việt Nam khi đang khảo sát đã bị 2 tàu TQ lao vào phá hoại, cắt cáp địa chấn tại vùng biển cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý".
Tin này đã được hàng loạt các báo, kể cả Việt Nam Thống Tấn Xã đăng nói rõ tàu Bình Minh 2 bị "cắt cáp".
Thế mà ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đã vội vã họp giao ban với các báo để "cải chính dùm cho Trung Cộng" rằng : "Cái việc mà cái tàu Bình Minh 02 bị đứt cáp ấy. Thì cái việc này là việc mà hai cái tàu giã cào của Trung Quốc chạy phía sau gây đứt cáp, chứ không phải là cắt cáp. Cái chuyện này chúng ta đã nói với nhau rồi. "Cắt" hay là "đứt" cáp thì hai cái chuyện này bản chất nó khác nhau, bằng hai cái động tác nó khác nhau, và bản chất nó khác nhau. Ở đây không phải là chúng ta sợ chúng ta nói chệch đi, mà thực sự nó là như thế." (BasamNews)
Người dân tin ai? Tất nhiên ai mà tin được mồm mép của ông Nguyễn Thế Kỷ. Người ta phải tin lời ông Phạm Việt Dũng, phó trưởng ban Tìm kiếm Phăm Dò của PVN chứ.
Ông Nguyễn Thế Kỷ bảo ông không sợ để "nói chệch đi" cho khỏi mất lòng những người "vừa là đồng chí vừa là anh em" Trung Cộng, nhưng chẳng nhẽ ông Phạm Việt Dũng đã "bịa" ra chuyện Bình Minh 2 bị tàu cá Trung Cộng "cắt cáp" để "vu oan cáo vạ" cho anh hàng xóm nổi tiếng nói một đàng làm một nẻo như từng rêu rao trong phương châm 16 chữ "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và tình thần 4 tốt "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" ?
Ban Tuyên giáo Trung ương không những chỉ ra lệnh cho báo chí sửa "bị cắt cáp" thành "gây đứt cáp" mà còn bắt các báo đăng tin "cắt cáp" phải báo cáo lý do tại sao đã bất tuân lệnh để nhận phạt hành chính (phạt tiền) và nhận kỷ luật đảng là thứ hình phạt nặng hơn, có thể từ mất chức đến bị giáng cấp hoặc thuyên chuyển.
Trong khi đó thì cũng rất trơ trẽn là phía Việt Nam đã không dám bắt các tàu đánh cá của Trung Cộng đã gây ra tại nạn để xử phạt và ông Nguyễn Thế Kỷ cũng không dám bàn đến bất cứ biện pháp trả đũa nào của phiá Việt Nam.
Trong khi các báo nhà nước phải "ngậm đắng nuốt cay" thì báo mạng xã hội, hay truyền thông xã hội, của nhiều cá nhân ở Việt Nam đã đồng loạt nổi lên tấn công lập luận "đổi trắng thay đen" của Ban Tuyên giáo Trung ương, qua lời ông Nguyễn Thế Kỷ, trước hành động xâm phạm chủ quyền lãnh hải và khiêu khích, phá họai của các tàu cá Trung Cộng đang công khai đánh bắt tự do trên vùng biển của Việt Nam.
Chuyện hàng ngàn tàu đánh cá Trung Cộng được các tàu Hải quân ngụy trang là tàu Hải giám có võ trang hộ tống bảo vệ xâm nhập đánh bắt dọc bờ biển Việt Nam từ lâu không xa lạ gì với ngư dân Việt Nam, nhưng cũng cái "Ban Tuyên giáo sợ Tàu" của Việt Nam đã ra lệnh cho báo nhà nước chỉ được viết là "các tàu lạ" khi chúng tấn công thuyến cá của Việt Nam trong vùng Hòang Sa và Trường Sa.
Sự sợ hãi nêu tên các tàu thủ phạm của Trung Cộng đã để lộ một tinh thần nhu nhược của nhà nước Việt Nam trước áp lực của Bắc Kinh.
Biểu tình chống Tàu
Thứ hai là chuyện báo nhà nước không dám viết gì về hai cuộc biểu tình chống Trung Cộng diễn ra tại Sài Gòn và Hà Nội ngày 9/12/2012. Tuy chuyện này không mới nhưng đã gây chú ý cho các báo ngọai quốc của mặt ở Việt Nam, sau một thời gian vắng bóng các cuộc biều tình chống Trung Cộng của người dân.
Càng được dư luận bên ngoài Việt Nam quan tâm theo dõi khi một nhóm 42 nhà Trí thức ở Sài Gòn, phần đông trong số họ đi theo Cộng sản và đã từng hoạt động trong hàng ngũ Thanh niên, sinh viên, trí thức miền Nam chống Chính quyền Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ trong thời gian chiến tranh trước năm 1975, tiêu biểu như Bác sỹ Huỳnh Tấn Mẫm, Luật sư Lê Hiếu Đằng và cựu Dân biểu VNCH Hồ Ngọc Nhuận đã phản đối mãnh liệt khi họ bị bao vây, giam tại nhà và bị cấm xuống đường biều tình chống Tàu ngày 9/12/2012.
Báo chí của nhà nước cũng không viết một chữ về hành động lịch sử của 42 Trí thức.
Phản ứng của 42 Trí thức rất rõ ràng. Họ phản đối là chuyện tất nhiên, nhưng họ còn cam kết tiếp tục "đấu tranh" như lời viết của Luật sự Lê Hiếu Đằng (nguyên Phó Tổng Thư ký UB TƯ Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình VN, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM. Hiện là Phó Chủ nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc UBTƯMTTQVN)
Ông Lê Hiếu Đằng nói: "Rõ ràng những hành động ngăn chặn, trấn áp nêu trên đối với những người tham gia các cuộc biểu tình, mít-tinh chống bành trướng Bắc kinh là đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của nhân dân TP, là xem thường lợi ích của đất nước, xem thường nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN.
Điều cuối cùng tôi xin nói ở đây là dù đứng trước bạo lực, cường quyền nào anh em chúng tôi cũng không nao núng, lùi bước vì một khi đã dấn thân là chấp nhận hy sinh." (ngày 16/12/2012).
Sự thật và giả dối
Tất nhiên lời tuyên bố của ông Lê Hiếu Đằng cũng như của nhiều người khác cũng chỉ được các báo cá nhân của "truyền thông xã hội" ở trong nước truyền đi. Các nhà báo tự do này cũng là tác giả của các bản tin, hình ảnh tường thuật diễn tiến của hai cuộc biều tình tại Sài Gòn và Hà Nội ngày 9/12 và các cuộc biều tình trong suốt hai năm 2011 và 2012 từ Sài Gòn ra Hà Nội.
Họ cũng đóng vai chính trong việc truyền đi khắp thế giới tin và hình ảnh các cuộc đàn áp nông dân trong các vụ cưỡng chế đất đai của gia đình ông Đòan Văn Vươn ở Tiên Lãng (Hải Phòng), trong vụ Văn Giang (Hưng Yên) và Vụ Bản (Nam Định) và mới đây ở Quảng Ninh v.v…
Và cũng nhờ truyền thông xã hội mà thế giới bên ngoài mới nhìn thấy rõ "nét mặt" của lực lượng Công an, dân phòng và "bọn xã hội đen", đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh được nhà nước sử dụng đàn áp đồng bào Công giáo ở Giáo điểm Con Cuông, ở Đồng Chiêm, Loan Lý, Thái Hà và tấn công vào đồng bào đi khiếu kiện, dân oan, v.v…
Sự "vắng mặt" có lệnh của làng báo nhà nước trong các biến cố lịch sử này đã được phản ảnh chân thật trong cay đắng tại Cuộc hội thảo về vai trò của "truyền thông xã hội" đối với báo chí do Trung tâm nghiên cứu truyền thông phát triển (RED) tổ chức sáng 24/12 tại Hà Nội.
Nhà báo Đào Tuấn, Báo Lao động đã thể hiện tâm tư của ông với tư cách cá nhân một người làm báo viết blog, sau khi đọc được bản tin của BBC nói về sự "vắng tin" của làng báo Việt Nam trong cuộc biểu tình ngày 9/12/2012.
Ông nói: " Lòng tự trọng khiến tôi tin những người làm báo ở Việt Nam cảm thấy bị tổn thương. Bởi với bất cứ lý do gì, báo chí đang mặc nhiên coi như không nghe, không biết, không thấy sự kiện người dân xuống đường phản đối Trung Quốc. Nếu báo chí là người chép sử của hiện tại, thì với cách thức chúng ta im lặng ngày hôm nay, 100 năm sau, những thế hệ con cháu sẽ lại gặp những khoảng trống trong lịch sử?" (BasamNews)
Dân khát tự do
Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, nguyên Trưởng phòng Thanh tra, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội cũng tham gia hội nghị phát biểu: " Chúng ta đang sống trong một đất nước, một thể chế mà ngay cả những con người bình thường nhất, ít phải chịu chức phận xã hội cũng có rất hiếm cơ hội, điều kiện để bộc bạch, được chia sẻ với những người xung quanh những suy nghĩ thật lòng trên các phương tiện truyền tin đại chúng; từ con người bình thường đến những người có những chức phận cao, lớn đều quen rèn và tự khép mình trong khuôn khổ tổ chức: tổ chức đảng, các đoàn thể, thanh niên, phụ nữ, phường xã… và cứ cuối năm cuối quý, từ bé cho đến lớn, từ trẻ cho tới già khi bình bầu xếp loại thành viên của tổ chức bao giờ cũng có một mục, mục tự đánh giá về ý thức tổ chức, ý thức chấp hành kỷ luật của cái tổ chức mà anh tự nguyện hoặc buộc phải tham gia…; trong khi đó thì ý thức chấp hành luật pháp lại không phải là thứ lúc nào cũng được đề cao, phổ cập… Đó chính là lý do khi mà inernet phát triển, tạo cửa mở cho mỗi cá nhân có điều kiện giao lưu, giao tiếp với thế giới bên ngoài, bày tỏ chính kiến của mình; chính vì thế nên Internet nó có sức hấp dẫn mãnh liệt. Internet đã thật sự tạo nên một cuộc cách mạng về quan hệ xã hội không chỉ đối với một xã hội khép kín như ở Việt Nam mà cả thế giới đã có truyền thống dân chủ cởi mở hơn… Bởi nhu cầu giao tiếp, nhu cầu trao đổi, chia sẻ thông tin, chính kiến, cảm xúc là một nhu cầu không có điểm dừng đối với thế giới văn minh; xã hội càng phát triển, nhu cầu này càng phát triển theo cấp lũy thừa…"
Vì vậy, ông đề nghị: "Chúng ta phải tìm cơ chế, giải pháp để các nhà báo khi viết tin bài được bộc lộ chính kiến của mình, cảm xúc của mình như các blogger, có như thế báo chí mới gần với độc giả, mới truyền tải, cập nhật được hơi thở gấp gáp của đời sống xã hội".
Nhà văn còn thẳng thắn bảo rằng: "Việt Nam không có báo tư nhân, mỗi tờ báo kể cả báo điện tử đều là tiếng nói của một cơ quan cấp Bộ và Hội đoàn thể có vai vế; tiếng nói, tôn chỉ mục đích đã được mặc định kể cả báo Nhân Dân có đề thêm vào Tiếng nói của nhân dân cũng chỉ là đề mang tính xã giao, hình thức, đãi bôi…Do nét đặc thù này của đời sống báo chí Việt Nam như vậy nên dẫn tới tình cảnh người dân Việt phải cam chịu cái sự đói khát, khô hạn dài dài về về nhu cầu chia sẻ thông tin, chính kiến, xúc cảm cá nhân…Chưa kể có lúc những ý kiến trái chiều với một cơ quan chức năng nhà nước, chức năng nào đó của Đảng bị xem như là một thứ hành vi vi phạm Luật hình sự và bị kỵ húy thậm chí còn bị truy cứu…" (BasamNews)
Tuy nhiên, đối với nhà nước CSVN thì việc để cho các nhà báo của truyền thông xã hội tự do "hòanh hành" không thể nào chấp nhận được nên cần phải có luật để kiểm soát.
Đó cũng là ý kiến của ông Lưu Đình Phúc, Trưởng phòng quản lý báo chí Trung ương- Cục Báo chí- Bộ Thông tin-Truyền thông đưa tại hội nghị này.
Ông đề xuất cần phải: " Tăng cường hơn nữa công tác thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm, đặc biệt là sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan và của cả hệ thống chính trị; cần xây dựng kế hoạch đấu tranh phản bác các luận điệu tuyên truyền sai trái, phản động trên các blog, mạng xã hội, theo đó, mặt công tác này phải được triển khai thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm, có tính chiến lược và chiến thuật."
Tuy nhiên nhà nước đã hoàn toàn thất bại trong việc thi hành Nghị định số 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 08 năm 2008 của Chính phủ về "quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet".
Do đó, một Nghị định mới đã được sọan thảo và phổ biến lấy ý kiến của các giới chuyên môn, kể cả Bộ Công an và Ban Tuyên giáo nhưng xem ra cũng chưa tìm ra giải pháp nào chấp nhận được.Trong khi đó thì các mạng báo cá nhân của Truyền Thông Xã Hội tiếp tục phát triển ngày một nhanh và lan rộng sang nhiều tầng lớp trong xã hội khiến cho đảng và nhà nước không sao chống đỡ được.
Vũ khí duy nhất đang được Bộ Công an áp dụng là coi tất cả những bài viết không hợp mắt đảng là âm mưu chống phá Việt Nam của các "thế lực thù địch" hay "diễn biến hòa bình", dù rằng tất cả mọi người trong hệ thống cai trị, kể cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, chỉ biết lơ-tơ-mơ "diễn biến hòa bình" là biện pháp lật đổ không cần võ trang! Nhưng tuyệt nhiên giới cầm quyền ở Việt Nam lại không phân biệt được nguy hiểm nào hơn giữa 3 lực lượng : "Thế lực thù địch", "Kẻ nội thù" và những kẻ đang "Cõng rắn cắn gà nhà".
Ấy là chưa kể loại "nuôi ong tay áo" đang ra rả hô hào nhớ ơn kẻ đã "xâm lăng đất nước mình" đến mấy chục lần!
Phạm Trần
Tin Hà Nội - Không thể chấp nhận quan điểm quốc gia hóa quân đội mà lại còn phải tiếp tục đặt quân đội dưới sự cai trị của đảng, là lời hô hào của Trung Tướng Nguyễn Tiến Bình, giám đốc Học Viện Quân Y thuộc Bộ Quốc Phòng Cộng sản Việt Nam trên một tờ báo trong nước. Nội dung bài viết nhằm đả kích lại những kêu gọi tách quân đội ra khỏi đảng vì trái với cách tổ chức của chế độ độc tài tại Hà Nội, quân đội là lực lượng võ trang bảo vệ đất nước, không phải công cụ cho một phe nhóm đảng phái dùng làm tay sai thao túng độc quyền thống trị.
Các lãnh tụ đảng Cộng sản Việt Nam đang phải đối phó với việc tinh thần cán bộ và quân đội đang suy sụp trước những phong trào dân chủ hóa đang diễn ra ở Tây Phi, Trung Đông, một thời gian dài sau khi để quốc đỏ Liên Xô và Đông Âu sụp đổ. Nhiều bài viết kêu gọi chiến binh cộng sản không tiếp tay cho công an đàn áp nhân dân từ một số cựu tướng lãnh cũng như những nhà trí thức trong nước đưa ra và phổ biến rộng rãi trong những ngày qua.
Thế nhưng theo tên tướng Cộng sản này thì việc tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng sẽ làm cho quân đội mất định hướng chính trị, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy bị suy yếu, bị tha hóa biến chất và mất sức chiến đấu, đồng thời làm cho Đảng không nắm được quân đội, dẫn đến mất vai trò đảng cầm quyền. Những người hiểu chuyện thì cho rằng các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam đã đặt vai trò của đảng lên trên quyền lợi của đất nước, sẽ khó mà chống cự được với âm mưu xâm chiếm của Trung cộng đối với vấn đề bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
NGUYỄN HƯNG QUỐC - VOA
Tôi mới đọc bài "Làm thế nào để Trung Quốc đánh bại Mỹ?" (How China Can Defeat America) của Diêm Học Thông (Yan Xuetong) trên tờ The New York Times. Một bài viết thật hay. Trong đó, Diêm Học Thông vạch ra kế sách để Trung Quốc có thể thắng Mỹ và trở thành siêu cường quốc số một trên thế giới.
Diêm Học Thông sinh năm 1952, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đại học Berkeley, California năm 1992 và hiện đang làm giám đốc Viện Nghiên cứu Quốc tế Hiện đại tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, tác giả của nhiều công trình nghiên cứu nổi tiếng, người được tạp chí Chính sách Đối ngoại (Foreign Policy) của Mỹ bình chọn là một trong 100 trí thức công chúng có ảnh hưởng nhất thế giới vào năm 2008. Ông cũng là người, như lời chính ông tự nhận trong bài viết, bị nhiều học giả Tây phương liệt vào thành phần "diều hâu" ở Trung Quốc.
Trong bài viết nêu trên, Diêm Học Thông cho biết, trong tình hình hiện nay, khi kinh tế của Trung Quốc càng ngày càng phát triển mạnh mẽ, một cuộc đối đầu giữa Trung Quốc là Mỹ là điều không thể tránh khỏi. Nhiều nhà lãnh đạo trấn an dân chúng là cuộc đối đầu sẽ diễn ra trong hòa bình. Nhưng Diêm Học Thông không tin vào điều đó. Theo ông, một siêu cường mới nổi bao giờ cũng muốn khẳng định vị thế của mình, điều mà siêu cường được xem là độc nhất và độc tôn trong hiện tại không bao giờ chấp nhận được. Huống gì giữa Trung Quốc và Mỹ lại có những xung khắc hầu như không thể hóa giải được về ý thức hệ và thể chế chính trị. Không hóa giải được thì sao? Thì có chiến tranh. Chứ còn gì nữa?
Nhưng theo Diêm Học Thông, nếu xung đột diễn ra, trong tình hình hiện nay, Trung Quốc không thể thắng được. Dù Mỹ có suy thoái đến mấy thì Mỹ vẫn mạnh hơn ở hai điểm quan trọng:
Thứ nhất, Mỹ có nhiều kinh nghiệm chiến tranh hơn. Gần đây, Mỹ tiến hành cả ba cuộc chiến tranh cùng lúc: ở Iraq, Afghanistan và Libya. Mà vẫn đầy sinh lực. Còn Trung Quốc thì từ sau chiến tranh với Việt Nam vào năm 1979, không hề tham gia vào một trận đánh lớn nào. Hầu hết các tướng lãnh, do đó, đều không có kinh nghiệm trận mạc.
Nhưng yếu tố thứ hai này mới thực quan trọng: Mỹ có đồng minh quân sự ở khắp nơi, với hơn 50 quốc gia. Trong đó không ít đồng minh sẵn sàng sống chết với Mỹ. Còn Trung Quốc thì hoàn toàn không có. May lắm thì có Bắc Hàn và Pakistan. Nhưng đó không hẳn là đồng minh. Khi xảy ra chiến tranh với Mỹ, chưa chắc đã có nước nào nhảy vào đứng chung chiến tuyến với Trung Quốc.
Theo Diêm Học Thông, đó chính là điểm yếu nhất của Trung Quốc. Muốn khắc phục được nhược điểm ấy, tức muốn mạnh hơn Mỹ và đánh thắng được Mỹ, Trung Quốc phải chiến thắng, trước tiên, trái tim của mọi người trên thế giới. Nhưng để chiến thắng mặt trận đó, những cuộc viện trợ kinh tế hào phóng mà Trung Quốc đã vung tay thực hiện rõ ràng là không đủ.
Diêm Học Thông đề nghị: để chinh phục thiện cảm của thế giới, phải bắt đầu từ ngay trong nhà mình: chính phủ phải chuyển trọng tâm từ việc phát triển kinh tế sang việc xây dựng một xã hội hài hòa, bình đẳng, không có khoảng cách quá xa giữa người giàu và người nghèo; phải từ bỏ tâm lý sùng bái tiền bạc để đề cao các giá trị đạo đức truyền thống; phải chống tham nhũng để xây dựng một quốc gia công chính và bình quyền. Đối với nước ngoài, Trung Quốc phải thể hiện một gương mặt nhân đạo, phải có chính sách ngoại giao có chất lượng cao hơn hẳn Mỹ, đặc biệt về phương diện đạo đức, phải dám nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ các nước nhỏ và yếu. Hơn nữa, Trung Quốc phải cố gắng thu hút thật nhiều nhân tài từ khắp nơi trên thế giới để nâng cao khả năng quản trị của mình.
Nói cách khác, theo Diêm Học Thông, cuộc chiến tranh thực sự giữa Trung Quốc và Mỹ là cuộc chiến tranh nhằm tranh thủ nhân tâm trên thế giới. Cuối cùng, quốc gia nào chứng minh được rõ thứ quyền lực nhân đạo nhất, quốc gia ấy sẽ chiến thắng.
Kể ra, nếu, trong tương lai, Trung Quốc thực sự là một siêu cường mang bộ mặt nhân đạo như thế thì việc nước nào thắng trong trận chiến Trung-Mỹ cũng chẳng phải là một vấn đề gì quan trọng khiến chúng ta phải quan tâm.
Tôi nhắc đến bài báo của Diêm Học Thông vì một lý do khác. Đọc xong, trong óc lóe lên ý nghĩ: sẽ viết một bài, đại khái, làm thế nào để Việt Nam thắng Trung Quốc? Nhưng nghĩ tới nghĩ lui, thấy không ổn.
Thứ nhất, mình chỉ là một blogger chứ chả phải chính khách chính khiếc gì cả; bàn những vấn đề như vậy, nghe "nổ" quá.
Thứ hai, chuyện Việt Nam thắng Trung Quốc giống như một thứ khoa học viễn tưởng. Cả hai đều không nên chút nào. Thôi thì bàn chuyện làm thế nào để thua Trung Quốc một cách nhanh chóng vậy.
Một đề tài như thế đã bao hàm cái ý là Việt Nam nhất định thua Trung Quốc. Không cần bàn cãi nữa. Chỉ phân tích vấn đề là: làm thế nào để thua cho nhanh thôi.
Nói thế, tôi biết, nhiều người sẽ cho là nhảm. Muốn thua nhanh ư? – Dễ quá! Cứ ký một hiệp ước trao nhượng chủ quyền cho Trung Quốc là xong ngay thôi. Hay cứ để Trung Quốc tràn qua biên giới tiếp quản Bộ chính trị, Trung ương Đảng và guồng máy chính phủ. Là xong. Chỉ mất vài tuần, hay nhiều lắm, vài tháng.
Nhưng một "kế hoạch" như thế chắc chắn là bất khả thi.
Lý do thứ nhất là dân chúng sẽ bất mãn và sẽ quyết liệt tranh đấu, thứ nhất, với những kẻ bán nước, và thứ hai, với những kẻ cướp nước.
Lý do thứ hai là các nước Đông Nam Á sẽ hoảng lên: Trung Quốc chiếm Việt Nam, thế nào cũng tràn qua Lào và Miên, sau đó, Thái Lan, Miến Điện, Singapore, Mã Lai Á và Indonesia. Thuyết domino một thời nổi tiếng lừng lẫy lại tái hiện. Úc, xa xôi đến vậy, cũng sẽ run bắn lên. Dĩ nhiên, họ sẽ không khoanh tay chờ Trung Quốc xông vào nhà. Nhưng có lẽ sẽ không có nước nào đủ can đảm trực diện khai chiến với Trung Quốc. Cách thức quen thuộc, ít tốn kém và không chừng hiệu quả nhất là đổ viện trợ, kể cả vũ khí cho dân chúng Việt Nam để họ đánh nhau với Trung Quốc.
Như vậy, chiến tranh sẽ dằng dai. Và cuối cùng, như ngày xưa, Việt Nam sẽ đánh bật Trung Quốc và giành lại độc lập.
Bởi vậy, có thể nói "Kế hoạch" trao nhượng chủ quyền nghe tưởng dễ, nhưng thực tế, lại không thể thực hiện được. Đó là chưa kể, nó khá nguy hiểm. Lỡ lúc quân Trung Quốc chưa sang "tiếp quản", dân chúng nổi giận đứng lên tiêu diệt giới cầm quyền thì không biết họ sẽ chui vào đâu để trốn? Số lượng ống cống ở Việt Nam chắc không bằng Libya. Lại dơ bẩn nữa.
Tôi xin đề nghị một cách khác:
Hiểm họa lớn nhất đối với "kế hoạch thua nhanh" chính là ở dân chúng. Trọng tâm chiến lược, do đó, phải là dân chúng. Nhưng không thể giết hết dân chúng. Mà cũng không cần giết hết. Chỉ cần làm sao cho họ không thấy chuyện Trung Quốc đe dọa Việt Nam, đừng bất mãn vì chuyện Trung Quốc xâm lấn Việt Nam, đừng nổi giận nếu một ngày nào đó lính Trung Quốc tràn sang Việt Nam. Làm được những điều đó là bảo đảm an toàn. Sẽ không có ai, trong dân chúng, nổi giận chính quyền nếu chính quyền ký hiệp ước trao nhượng chủ quyền. Sẽ không có ai, trong dân chúng, căm thù Trung Quốc khi Trung Quốc kiểm soát hết đất đai, rừng núi, hải đảo và cả vùng biển mênh mông của Việt Nam. Mọi người sẽ coi đó là những chuyện bình thường.
Dĩ nhiên, những việc như vậy cần phải có thời gian. Không nên sốt ruột. Cần có thời gian để dân chúng tập thói quen không quan tâm đến việc nước. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen xài hàng giả của Trung Quốc và xem phim lịch sử Việt Nam đóng theo khuôn mẫu của Trung Quốc để dần dần nhận ra Việt Nam, thật ra, chỉ là một tỉnh lẻ của Trung Quốc. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen nhịn nhục trước Trung Quốc. Cần có thời gian để mọi người tập thói quen xem bất cứ chuyện gì xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đều không phải chuyện của mình.
Sau khi những việc như vậy đã hoàn tất thì việc Việt Nam được sát nhập vào Trung Quốc sẽ vô cùng an toàn và dễ dàng. Sẽ chẳng có ai bất mãn hay phản kháng cả. Lúc ấy, ngay cả khi Mỹ hay bất cứ nước nào "quỳ lạy" xin dâng vũ khí cho dân chúng Việt Nam để họ chống lại Trung Quốc thì cũng chẳng ai thèm nhận.
Lúc ấy, sứ mệnh coi như hoàn thành mỹ mãn.
À, mà này, đến đây, tôi mới nhận ra "kế hoạch" tôi vừa viết ở trên hình như cũng chẳng mới mẻ gì lắm, phải không?
Không chừng đã có kẻ áp dụng rồi.
~~~~~~~~~~~~~~~~
Nguồn: How China Can Defeat America - The New York Times
PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT TỪ VIỆT NAM: CỘNG SẢN VIỆT NAM LẠI TIẾP TỤC SỬ DỤNG BẠO LỰC ĐỂ CƯỚP ĐẤT TẠI HÀ NỘI
Ngay vào lúc 3 giờ sáng ngày hôm qua dù là lễ Giáng sinh, nhằm tạo cho dân chúng sự bất ngờ, không trở tay kịp do chuẩn bị mừng lễ Giáng Sinh, lãnh đạo huyện Ứng Hoà Hà Nội, đã huy động gần 700 nhân viên các lực lượng bao gồm cảnh sát giao thông, công an huyện, công an các xã đến chợ Cầu Thanh Ấm để cưỡng chế. Nguyên nhân được biết rằng người dân kinh doanh tại chợ Cầu, thôn Thanh Ấm, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội trong những ngày gần đây tiếp tục bám trụ giữ ngôi chợ mà họ đang kinh doanh không chịu dời vào trung tâm chợ mới do một công ty tư nhân xây dựng.
Nhà nước ép dân phải di dời và đóng tiền vô lý và khi dân chúng đang gửi đơn khiếu nại, chưa được giải quyết thì cán bộ lại ra tay đàn áp. Tình hình Việt Nam 2013 cho thấy nhiều bất cập và hỗn loạn, đặc biệt là vấn đề đất đai, và cũng là tử huyệt của chế độ. Qua các tranh chấp này cũng như các cuộc đàn áp ngày càng nhiều và mở rộng, dân chúng đang bị ép vào một sự phẫn uất, ngay cả giới thiếu niên cũng không thấy còn sợ hãi nữa. Khoảng 200 gia đình kinh doanh tại chợ Cầu, thôn Thanh Ấm đã nhờ Văn Phòng Luật sư Vì Dân hỗ trợ tư vấn pháp lý trong vấn đề này.
Vào ngày 3 tháng 12 Văn phòng Luật sư Vì Dân có đơn gửi đến cho các cấp lãnh đạo cao nhất của thành phố Hà Nội gồm bí thư Phạm Quang nghị, phó bí thư Ngô Doãn Thanh, chủ tịch ủy ban Nhân dân Nguyễn Thế Thảo, giám công công an Nguyễn Đức Chung và chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố. Văn bản nêu ra sáu điểm còn vướng mắc trong vấn đề di dời chợ Cầu, thôn Thanh Ấm. 3 ngày sau, văn phòng Thành Ủy có giấy báo tin cho Văn phòng Luật sư Vì Dân về việc chuyển đơn khiếu nại của người dân sang cho văn phòng Ủy ban Nhân dân để có chỉ đạo giải quyết. Ấy vậy mà trong khi người dân chờ đợi giải quyết thì vào sáng sớm ngày hôm qua, cơ quan chức năng địa phương tiến hành cưỡng chế khiến người dân có phản đối.
Tin cho biết có 4 người bị bắt và một người bị thương phải đi bệnh viện cấp cứu. Đặc biệt việc cưỡng chế này không có một văn bản hay công lệnh gì cả. Trong đoạn video, thông tín viên SBTN tại Việt Nam gửi đến cho quý vị những hình ảnh mà người dân hết sức phẫn nộ, trực tiếp đối đầu với công an, mật vụ. Bên cạnh đó các biện pháp trấn áp và bắt bớ người dân cũng hết sức tàn bạo và vô luân. Trên các trang mạng, rất nhiều cán bộ và cựu cán bộ Cộng sản Việt Nam cũng đã phản tỉnh và chỉ trích chế độ một cách dữ dội. Xem chừng đảng Cộng sản Việt Nam đang bị bao vây bởi một dân tộc đang ngày càng tức giận và quyết liệt hơn bao giờ hết.
NGUYỄN THIẾU NHẪN
Phải nói chưa có một cuốn sách nào gây xôn xao dư luận bằng cuốn sách "Bên Thắng Cuộc" (BTC) của nhà báo VC Huy Đức.
Ký giả Mặc Lâm của đài RFA cũng như Nguyễn Giang của trang mạng Việt ngữ của đài BBC đã hết lời ca tụng quyển sách. Báo Người Việt quảng cáo rầm rộ và phát hành quyển sách này.
Giới thiệu sách toàn là những giáo sư Đại học, nhà văn, nhà báo ở Mỹ và Việt Nam, như: Trần Hữu Dũng (Đại học Wright – Ohio –USA), Nguyên Ngọc, nhà văn (VN), nhà báo Đinh Quang Anh Thái (California – USA), Nguyễn Mạnh Hùng (Đại học George Mason, Virginia USA), Chu Hảo (VN).
Trong "Mấy lời của tác giả", Huy Đức có viết như sau:
"Đây là công trình của một nhà báo mong mỏi đi tìm sự thật…. Lịch sử cần được biết như nó đã từng xảy ra, và sự thật là một con đường đòi hỏi chúng ta không bao giờ bỏ cuộc".
Cả 5 vị giáo sư đại học, nhà văn, nhà báo cũng đều giới thiệu BTC là một quyển sách viết rất trung thực, "thực" nhất, một công trình nghiên cứu lịch sử…
Trong phần trả lời các câu hỏi, nhà báo Huy Đức lại tiếp tục nói đến cái gọi là "sự thật" trong quyển sách của ông ta:
"Sự thật không chỉ giúp chúng ta tìm ra phương thức đúng để chữa lành các vết thương cũ mà còn giúp những người đang nắ vận mệnh quốc gia không phạm các sai lầm mới"
Và sau đó, tác giả "lên gân": "Không ai muốn hứng chịu 'những điều không hay' nhưng nếu cứ trú ngụ trong sợ hãi thì sự thật sẽ không bao giờ được nói ra bạn ạ…".
Kẹt một cái là sách vừa phát hành được một tuần thì cựu Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến QLVNCH Lê Quang Liễn lên tiếng phản đối "cuốn sách phân tích tình hình VN từ năm 1975… một cách chuyên nghiệp và công bằng hiếm có" mà giáo sư đại học George Mason Nguyễn Mạnh Hùng đã xưng tụng là đã viết sai về ông ta. Ông ta và Tiểu đoàn 7 TQLC của ông ta bị bắt chứ không phải đầu hàng. Người chịu trách nhiệm là cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi, chứ không phải Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh Thủy Quan Lục Chiến. Tác giả đã phải lên tiếng xin lỗi, nhưng lại bàu chữa là "phần lớn những bài báo viết về tù cải tạo hồi tháng 9-1975 đều là sản phẩm tuyên truyền…". (Xin xem đầy đủ chi tiết trên các diễn đàn điện tử).
Câu hỏi được đặt ra là tại sao tác giả biết đó là "những sản phẩm tuyên truyền" mà lại in vào "cuốn sách phân tích tình hình… một cách chuyên chuyên và công bằng hiếm có" – như lời xưng tụng của giáo sư đại học George Mason Nguyễn Mạnh Hùng?
Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh, tự nhận mình là người "Bên Thua Cuộc" đã viết những dòng cay đắng như sau trong bài viết "Đọc Bên Thắng Cuộc, Nghĩ Về Bên Thua Cuộc":
"… Những thông tin trong cuốn sách không làm tôi xúc động – vì chắc chắn các chi tiết mà tôi có thể kể ra từ kinh nghiệm cá nhân còn ly kỳ và kỳ bí hơn nhiều – mà chỉ làm tôi thắc mắc, không biết đến bao giờ thì những người anh em thắng cuộc mới thực sự hiểu đầy đủ những người thua cuộc, và ý thức rõ những điều phi nghĩa, phi nhân mà họ đã làm đối với những người anh em kém may mắn của họ".
*
"Bên Thắng Cuộc" có phải là một quyển sách "trả lại sự thật cho lịch sử" như tác giả của nó là ông Huy Đức đã nhiều lần lặp đi, lặp lại và những giáo sư, nhà báo, nhà văn có tên trong bìa sau quyển sách đã hết lời xưng tụng?
Hay đây chỉ là một quyển sách bôi nhọ lịch sử? Hay là một quyển sách được viết ra để biện bạch cho những sai lầm mà những người lãnh đạo đảng CSVN đã gây ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay?
"Cuốn sách sẽ là một thích thú cho tất cả mọi người VN ưu tư với quê hương, mong muốn nhớ lại chính cuộc đời mình, gia đình mình, trong gần 40 năm qua, nhưng nó cũng là một kho tư liệu hết sức đồi dào, mới mẽ cực kỳ qúy giá cho học giả, những sử gia nghiên cứu về VN. Chúng ta nên cám ơn tác giả".
Lời ca tụng - cực kỳ ca tụng – "Bên Thắng Cuộc" của giáo sư Đại học Trần Hữu Dũng có thêm một người thứ hai, sau bà Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh không đồng cảm, là tôi, tác giả bài viết này - cũng là người "Bên Thua Cuộc"! Là một người lính QLVNCH thua cuộc và đã phải kinh qua 8 "trại cải tạo" từ Nam ra Bắc, đã phải tìm ăn tất cả từ cóc nhái, ễnh ương, chuột chết, gà toi, heo dịch - chỉ trừ hai con, là con bù lon (vì cứng quá) và con bù xít (vì hôi quá) - để mà sống. Là một người đã kinh qua thảm cảnh thuyền nhân trên một chiếc tàu 2 lần bị hải tặc. Bất lực đứng nhìn đàn bà, con gái bị bọn hải tặc hãm hiếp; xin lỗi, tôi không thể nào đồng cảm với ông giáo sư Đại học Trần Hữu Dũng về quyển sách "Bên Thắng Cuộc".
Tôi lại càng không tin quyển sách "Bên Thắng Cuộc" ra đời với mục đích Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử khi đọc lời giới thiệu của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng:
"Cuốn sách phân tích tình hình VN từ năm 1975 - của một nhà báo sinh ra và lớn lên trong chế đọ Cộng sản - một cách chuyên nghiệp và công bằng hiếm có. Nó là một kho tàng dữ liệu quý báu, có thể làm ngạc nhiên cả những chuyên viên theo dõi chính trị VN trong nhiều thập niên qua".
Lý do không thể tin được lời giới thiệu sách "Bên Thắng Cuộc" của giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng là trung thực, công bằng vì cách đây 2 năm, nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã gửi cho ban tổ chức cuộc "Hội Thảo Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử" do Đại sứ VC tổ chức, có nội dung như sau:
"From: Anh Duong [mailto: duongnguyetanh@verizon.net" target="_blank">duongnguyetanh@verizon.net]
Subject: Hội Thảo Trả Lại Sự Thật Lịch Sử
Kính thưa ông Đại Sứ và tất cả quí vị trong ban tổ chức, Khi nhận lời mời của anh Võ Thành Nhân để đứng trong ban tổ chức buổi Hội Thảo 35 Năm Nhìn Lại: Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử, chúng tôi đã rất hoan hỉ vì việc phục hồi danh dự cho QLVNCH là hoài bão mà chúng tôi hằng ôm ấp. Nhưng gần đây, nhận thấy ban tổ chức không muốn giải quyết những vấn đề mặc dù tế nhị nhưng quá quan trọng vì có thể phương hại đến mục đích tối hậu của buổi hội thảo, chúng tôi xin được rút lui.
1. Về vấn đề GS Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi chưa hề kết án ông ta là thiên cộng mà chỉ nêu lên quan tâm của chúng tôi về tư tưởng thiên tả theo lối tây phương của ông ta mà thôi - cái tư tưởng của nhóm người đã sỉ nhục quân dân VNCH ròng rã nửa thế kỷ qua. Cũng vì những việc làm của họ mà hôm nay chúng ta phải bỏ công sức và tim óc để tổ chức buổi hội thảo này.
Như chúng tôi đã khẳng định, tư tưởng thiên tả của GS Nguyễn Mạnh Hùng là do chính miệng ông ta nói ra và chính tai chúng tôi trực tiếp nghe. Chính ông Đại Sứ cũng đã có nhận xét tương tự về GS Hùng trong môi trường đại học, như ông ĐS đã chia xẻ trong buổi họp ngày 5 tháng 3 vừa qua. Vậy thì những quan tâm của chúng tôi không phải "hoàn toàn vô căn cứ" ("totally unfounded") và dù đúng hay sai cũng không thể là "pure bull..." (xin lỗi, không phải chữ của chúng tôi) như ông HDN đã viết. 2. Ngoài GS Nguyễn Mạnh Hùng, sự tham dự của cô Trần Thị Liên Hằng và ông Mai Viết Triết cũng làm chúng tôi rất quan tâm. Tôi vừa mới nghe rằng tư tưởng của cô Hằng "rất lung lay"; còn ông Triết đã từng ca tụng "Hồ Chí Minh có công thống nhất đất nước" và đã bị tát tai tại Paris về lời phát biểu này nhưng cho đến nay ông ta vẫn khẳng định là HCM có công. Tôi xin nhắc lại là tôi chỉ NGHE thôi chứ không kết án, nhưng vì tầm mức quan trọng của buổi hội thảo sắp tới chúng tôi cho rằng ban tổ chức không nên "take the risk". Và cá nhân chúng tôi hoàn toàn không muốn đứng chung diễn đàn với họ. 3. Cảm nhận của chúng tôi là ban tổ chức không hoàn toàn độc lập mà chịu nhiều ảnh hưởng của một số người bên ngoài, nhất là trong những quyết định quan trọng. Dù không còn làm việc chung, chúng tôi luôn luôn mong mỏi rằng buổi hội thảo sắp tới sẽ rất thành công. XIN TRÂN TRỌNG YÊU CẦU BAN TỔ CHỨC THÔNG BÁO QUYẾT ĐỊNH RÚT LUI NÀY CỦA CHÚNG TÔI ĐỂ TRÁNH NGỘ NHẬN VỀ SAU.
Kính thư, Dương Nguyệt Ánh".
Phải nói đây là "trái bom nhiệt bối" mà chuyên gia về chất nổ Dương Nguyệt Ánh đã ném trên đầu bọn "trí thức đầu ruồi" và "bọn tay sai VC" tại hải ngoại.
Nhưng mà "bom nhiệt bối" là cái gì vậy?
Xin mời độc giả đọc trích đoạn bài "Phỏng vấn chuyên gia chất nổ Dương Nguyệt Ánh" phỏng vấn của báo Washington Post ngày Chủ Nhật, 30 tháng Tư năm 2006, do Nguyên Anh chuyển ngữ như sau:
"… Chuyên gia về chất nổ Dương Nguyệt Ánh chỉ huy một nhóm khoa học gia, chỉ trong 67 ngày đã chế tạo ra trái bom nhiệt bối (thermorabic) đầu tiên của Hoa Kỳ, loại bom mà khi nổ sẽ tạo ra một vầng mây hóa chất và một làn sóng chấn động có khả năng hủy diệt tất cả những gì trong tầm sát hại của nó. Được gọi là "bom diệt hầm ngầm", đây là loại vũ khí dùng để hủy diệt các hang động, địa đạo được dùng làm căn cứ chỉ huy của đồi phương trong cuộc chiến A Phú Hãn sau vụ khủng bố 11 tháng 9. Hiện nay là một khoa học gia cố vấn cho Ngũ Giác Đài, bà Dương Nguyệt Ánh đang trách nhiệm về việc phát minh ra các phương tiện kỹ thuật dùng vào cuộc chiến chống khủng bố.
Được hỏi: "Bằng cách nào mà bà đã thúc đẩy nhóm chuyên gia của mình đạt tới thời hạn kỷ lục như thế?", bà Dương Nguyệt Ánh cho biết:
"Đâu có động cơ nào thúc đẩy hơn vụ 911, những hình ảnh Ngũ Giác Đài, tòa Tháp Đôi và những người vô tội bị giết."
Được hỏi: "Bà sẽ phản ứng thế nào trước những lời chỉ trích?" bà đã trả lời như sau:
"Người ta sẽ đặt vấn đề là tại sao tôi lại dùng trí thông minh và vốn liếng đào tạo mình để chế tạo bom (không dùng vào việc gì khác hơn ngoài tàn phá, hủy diệt) tuy nhiên đối với tôi việc trước tiên là phải bảo vệ binh sĩ chúng ta".
Để trả lời một câu hỏi khác, khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết:
" Là một người ỵ nạn chiến tranh, tôi không bao giờ quên được những chiến sĩ Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hoà đã từng bảo vệ tôi có một cuộc sống an toàn".
*
Bức thư trả lời từ chối tham dự cuộc "Hội Thảo Trả Lại Sự Thật Cho Lịch Sử" với 3 điểm rất rạch ròi quả là "một quả bom nhiệt bối" mà "chuyên viên chất nổ" Dương Nguyệt Ánh đã ném vào đầu bọn "trí thức đầu ruồi" - cái bọn thiên tả theo lối tây phương, cái bọn chứa trong đầu "cái tư tưởng đã sỉ nhục quân dân Việt Nam Cộng Hoà trong nửa thế kỷ qua" (mặc dù bọn chúng nó và gia đình chúng nó đã được sống yên ổn, ăn học nên người là nhờ vào những kẻ mà chúng nó đã lớn tiếng sỉ nhục - những kẻ đã hy sinh xương máu để bảo vệ chúng nó trong suốt 20 năm cuộc chiến miền Nam).
Bức thư trả lời từ chối tham dự cuộc hội thảo do tên Đại sứ VC tại Hoa Kỳ ra lệnh cho bọn "trí thức đầu ruồi" và bọn tay sai tổ chức của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh công bố quả là "một trái bom nhiệt bối" tạo ra một làn sóng chấn động có khả năng hủy diệt tất cả những gì trong tầm tác hại của nó".
Và, mới đây, một trường Đại Học ở trong nước đã giới thiệu về giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng như sau:
"Là một sinh viên Quan hệ Quốc Tế, chắc chắn các bạn hiện đang khao khát tìm hiểu về những vấn đề thời sự mang tính quốc tế diễn ra xung quanh và thay đổi từng ngày. Hiểu được nguyện vọng đó, được sự chỉ đạo của Ban Chủ nhiệm Khoa Quan hệ Quốc tế, Câu lạc bộ Thời sự Khoa Quan hệ Quốc tế IRNEWS tổ chức chương trình "Giao lưu học thuật sinh viên" với Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, hiện đang giảng dạy tại Đại học George Mason – Hoa Kỳ. Thầy từng là một học giả của chương trình Fulbright - Hoa Kỳ, là một trong những chuyên gia nghiên cứu và Giảng dạy Qua hệ Quốc tế đầu tiên của VN…"
Và, người ta cũng được biết ông Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng này có bài viết đăng trong trang web của Thủ Tướng VC Nguyễn Tấn Dũng.
*
Đến nay thì nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh không cần phải rào trước, đón sau về ông Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng của đại học George Mason ở Virginia là "có tinh thần thiên tả" này nọ -như bà đã viết trong thư từ chối cuộc Hội Thảo Trả Lại Sự Thật Lịch Sử do Đại sứ VC tổ chức cách đây 2 năm. Ông ta đã ra mặt thiên Cộng và cộng tác với VC!
Một người như thế mà viết những lời xưng tụng sách "Bên Thắng Cuộc" của ký giả VC Huy Đức thì CHỈ CÓ BÔI NHỌ chứ làm sao mà TRẢ LẠI SỰ THẬT CHO LỊCH SỬ?
Chuyện này thì cũng giống Trung Tâm William Joiner của Đại Học Massachusetts Boston cách đây hơn mười năm đã mướn hai học giả VC Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi viết "tờ căn cước đỏ" cho 3 triệu người Việt Quốc Gia Tỵ nạn Cộng sản trong cái gọi là "Tái Xây Dựng Diện Mạo và Quê Hương Người Việt Ở Nước Ngoài".
NGUYỄN THIẾU NHẪN
tieng-dan-weekly.blogspot.com
Tin Nghệ An - Đang khỏe mạnh, được người lớn bế đi chích ngừa, ba trẻ lên cơn sốt dữ dội rồi qua đời. Cả ba bé đều trú ngụ tại huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Đứa trẻ bị thiệt mạng đầu tiên trong mùa chích ngừa năm nay là cư dân xã Châu Quang, huyện Quỳ Hợp. Bé đã được mẹ bế đi chích ngừa ở trạm xá của xã sáng ngày 7 tháng 12. Dù đã được căn dặn trẻ có thể bị sốt nhẹ, chớ lo lắng, mẹ của bé vẫn đâm lo vì sau mỗi lần bú sữa thì bé lại nôn mửa. Nghĩ bé bị sốt là bình thường, cả nhà chỉ làm hạ cơn sốt của cháu bằng cách vò lá giấp cá đắp lên người.
Không ngờ tám ngày sau, bé lịm dần rồi tắt thở. Bà mẹ cho biết từ khi được sinh ra, cháu không hề bị ốm. Da dẻ hồng nào, ăn khỏe, chơi ngoan. Không ngờ vừa được chích ngừa bệnh theo yêu cầu của trạm y tế xã thì cháu lại chết. Cái chết của em bé này đã làm hoảng loạn hầu hết các gia đình có con chích ngừa tại tỉnh Nghệ An. Liên tiếp nhiều ngày sau, lần lượt có thêm hai trẻ nữa qua đời tại huyện Quỳ Hợp, cùng 3 tháng tuổi.
Trạm trưởng trạm y tế xác nhận đã chích ngừa cho 65 bé, mỗi bé được chích một mũi tổng hợp để ngừa bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi. Hôm qua Sở Y Tế tỉnh Nghệ An ra lệnh ngừng sử dụng lô thuốc chích ngừa bệnh đã được đưa về tỉnh này. Trong khi đó, viện trưởng Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương Việt Nam thì cho rằng tỉ lệ tai biến trong các trường hợp chích ngừa ở Việt Nam vẫn còn thấp hơn thế giới. Thống kê cho thấy có 55 trẻ em bị phản ứng thuốc sau khi được chích ngừa trong vòng 5 năm qua tại Việt Nam, làm 31 trẻ thiệt mạng.
ĐIỆP-MỸ-LINH
Nhìn thẳng vào mắt Kelly, Mai Trâm lắc đầu:
- Tôi không thể ký được. Tôi phải hỏi ý kiến luật sư của tôi.
- Nếu cô muốn hội ý với luật sư của cô thì chiều nay cô có thể nghỉ sớm để gặp luật sư của cô; bởi vì, ngày mai cô đến đây mà cô chưa ký thì cô sẽ không được vào phòng làm việc.
- Bà xử ép tôi. Nếu tình thế đưa đến như bà nói thì tôi xin gặp ông Sếp của cơ quan này ngay chiều nay.
Kelly nhấn nút điện thoại. Vì lịch sự, Mai Trâm bước đến cửa để khỏi nghe cuộc điện đàm. Chỉ một thoáng thôi, Kelly gọi:
- Cô Nguyễn! Ông Lee đang có mặt tại văn phòng của ông ấy; cô có thể lên gặp ông ấy ngay bây giờ.
- Ông Lee nào? Tôi muốn gặp ông Heinline, Sếp của cơ quan này.
- Ông Heinline đi rồi. Ông Lee vừa thay thế ông Heinline cách nay mấy hôm.
Vì tính ít trò chuyện với mọi người, Mai Trâm thầm ngạc nhiên, nhưng không nói. Vói lấy mảnh giấy bị Kelly "buộc tội", Mai Trâm nói "Cảm ơn" rồi quay ra cửa.
Nghe tiếng gõ cửa, Lee vẫn chăm chú nhìn vào computer và nói:
- Vào đi.
- Chào ông Lee.
Lee ngẫng lên. Vừa thấy Mai Trâm, Lee thoáng giật mình, nhíu mày. Mai Trâm cũng hơi ngỡ ngàng vì thấy Lee trông quen quá. Lee nói tiếng Việt:
- Chị làm ơn đóng cửa lại.
Sau khi Mai Trâm đóng cửa, Lee hỏi:
- Có phải chị là chị Mai Trâm, ngày xưa học…
Lee chưa dứt câu, Mai Trâm đã nhớ ra:
- Còn anh là Lê Bảo Toàn, ngày xưa đàn Guitar và Piano trong ban văn nghệ, đúng không?
- Chị cũng là một "cây xanh giờn" chứ đâu có vừa.
- Bỏ hết rồi!
- Tại sao bỏ? Bỏ cái gì?
- Chuyện dài dòng lắm. Còn anh chị, lên "chức" Nội Ngoại gì chưa?
- Chuyện của chị dài dòng thì chuyện của Toàn cũng không thể ngắn được. Bây giờ mình giải quyết chuyện Kelly trước, nha. Mời chị ngồi.
Nghe Toàn xưng tên như ngày xưa, Mai Trâm thầm vui. Sau khi nghe Mai Trâm trình bày sự việc, Toàn cười:
- Toàn nghĩ chị không phải là người đầu tiên rơi vào tình cảnh này. Hiện tại kinh tế khó khăn, mấy tam cá nguyệt vừa qua công ty vẫn lỗ lã cho nên họ tìm cách để nhân viên thâm niên tự xin nghỉ việc, công ty khỏi phải trả tiền thất nghiệp và họ sẽ thuê người mới, trả lương thấp hơn. Đó là một cách tiết kiệm cho công ty chứ không phải Kelly có ý xấu với chị.
- Như vậy là không công bằng.
- Toàn sẽ giải quyết trường hợp của chị một cách công bằng; vì những điều chị đòi hỏi để việc làm của chị được kết quả tốt là những điều rất quan trọng để bảo đảm cho công ty sau này, nếu chẳng may, công ty bị kiểm kê.
Toàn xoay người, chỉ vào computer, tiếp:
- Toàn đã đọc hồ sơ cá nhân của chị; chỉ khổ một điều là tiếng Anh không có dấu mà mấy ông bà Mỹ lại không viết chữ đệm "Mai" cho nên Toàn không nghĩ Tram Nguyễn là chị. Toàn nhận thấy tìm được một nhân viên làm việc chăm chỉ, có kinh nghiệm như chị không phải dễ. Một lý do khác là, sau mấy mươi năm bặt tin, nay gặp lại chị, Toàn rất vui mừng vì Toàn được sống lại những ngày hồn nhiên của thời được bạn bè tặng biệt danh là "Toàn Antique".
Mai Trâm và Toàn cùng cười.
Ngày xưa Mai Trâm được nhiều nam sinh để ý vì nàng đẹp, hiền, phong cách quý phái, nghiêm trang. Toàn được nhiều học sinh đặt biệt danh "Toàn Antique" vì Toàn "cả gan" theo đuổi và không cần che dấu sự say mê của Toàn đối với Mai Trâm – người học trên Toàn ba lớp và lớn hơn Toàn ba tuổi.
Bây giờ gặp lại và được Toàn hứa sẽ giải quyết công việc một cách tốt đẹp, Mai Trâm rất vui, chào "Mr Lee", trở về bàn làm việc của nàng.
Chiều, trên đường lái xe về nhà, trong khi Mai Trâm bùi ngùi nhớ lại mảnh giấy nhỏ, chữ viết rất nắn nót "Je t'aime", phía dưới ký tên Toàn, được gắn nơi ghi-đông xe đạp của nàng thì điện thoại cầm tay reng. Nàng nhấn nút speaker rồi "Allo". Tiếng Toàn:
- Mọi việc đã giải quyết xong. Mai chị cứ vào làm việc bình thường, xem như không có gì xảy ra cả, nhé.
Theo luật lệ của công ty, Mai Trâm nghĩ câu cuối cùng của Toàn gồm hai phần: Phần đầu, không có gì rắc rối với Kelly; phần sau: không có gì xảy ra giữa Mai Trâm và Toàn, nghĩa là cả Toàn và Mai Trâm đều không nên để nhân viên trong sở nhận ra tình bạn ngày xưa giữa hai người.
Tự dưng Mai Trâm cảm thấy buồn buồn. Sang Mỹ, bạn của Mai Trâm ai cũng đi học lại, chỉ riêng Mai Trâm thì phải đi làm ngay; vì Nhuận – người chồng mà Mai Trâm vừa ly dị – ngày xưa cũng như sau 1975, không cho nàng đi học. Số vốn văn hóa và kiến thức mà Mai Trâm có được là nhờ Cha Mẹ của nàng nuôi nàng ăn học cho đến khi Nhuận cưới nàng!
Sự thua thiệt và những cay đắng, khổ lụy trong đời làm vợ lúc nào cũng được Mai Trâm âm thầm chịu đựng và che dấu; vì nàng nhớ lời Cha Mẹ dạy "Xấu chàng, hổ thiếp!"Do đó các con cũng như bằng hữu không ai biết gì về bề trái của Nhuận. Ngược lại, Nhuận mặc cảm và nghĩ rằng nhiều người đã hiểu rõ con người thật của chàng cho nên Nhuận thường bịa những chuyện không đâu về Mai Trâm để nói với các con và mọi người; chỉ với mục đích làm cho mọi người không có cảm tình với nàng. Vì vậy Mai Trâm thích sống thầm lặng, không muốn giao thiệp với ai cả.
Sự gặp gỡ bất ngờ với Toàn chiều nay khiến Mai Trâm nghĩ ngợi mông lung. Không biết gia cảnh của Toàn hiện tại ra sao? Toàn nhắc đến biệt danh "Toàn Antique" với dụng ý gì hay chỉ là vô tình? Sự cách biệt giữa Sếp lớn và nhân viên khiến Mai Trâm nghĩ rằng nàng khó có cơ hội tìm hiểu.
Như để trả lời những thắc mắc của Mai Trâm, sau khi nàng dùng cơm tối xong, điện thoại reng. Mai Trâm "Allo". Giọng của Toàn:
- Lúc chiều Mai Trâm đi về có bị kẹt xe không?
Nhận thấy Toàn không dùng chữ "chị" nữa, Mai Trâm thoáng lưỡng lự rồi đáp:
- Dạ, cảm ơn Boss, không bị kẹt xe. Còn Boss có bị kẹt xe hay không?
- Cho xin chữ Boss đi.
- Vậy thì gọi là Mr. Lee, được không ạ?
- Vâng, trước mặt nhân viên khác thì nên giữ kẻ một tý; ngoài ra, cứ gọi tên như ngày xưa vậy.
- Dạ.
- Chiều mai Mai Trâm ở lại dự tiệc Giáng Sinh với mọi người chứ?
- Dạ, ít khi tôi tham dự lắm, vì tôi không thích đám đông.
- Người đã từng xuất hiện trước đám đông không biết bao nhiêu lần mà bây giờ lại không thích đám đông, lạ thật!
Mai Trâm không thích đám đông vì mỗi khi cùng Nhuận xuất hiện trước đám đông lúc nào Nhuận cũng có những hành động và cử chỉ nhố nhăng để tạo sự chú ý của mọi người, làm Mai Trâm mắc cở. Đôi khi gặp người bạn cũ, biết khả năng văn nghệ của Mai Trâm, yêu cầu nàng lên sân khấu thì – trước khi Mai Trâm kịp trả lời – Nhuận đáp ngay: "Thôi, bả không thích đâu". Nhưng, ngay sau đó, Nhuận đến xin ban tổ chức cho chàng hát một bài. Nghe Nhuận "hét" Mai Trâm chỉ biết lắc đầu, cúi mặt. "Hét" xong, Nhuận "xin khán giả một tràng pháo tay". Trong khi mọi người vỗ tay, Nhuận vẫn còn đứng trên sân khấu, mở ví, lựa tờ giấy bạc nào "lớn" nhất, tặng ban nhạc. Trên đường trở về chỗ ngồi, Nhuận vừa đi vừa than phiền hơi lớn để nhiều người cùng nghe: "Ban nhạc này chơi tệ quá chứ gặp ban nhạc khác tui hát hay hơn nhiều!" Tư cách của Nhuận là như vậy cho nên Mai Trâm chỉ thích ở nhà.
Không nghe Mai Trâm nói gì, Toàn gọi:
- Mai Trâm!
- Dạ. Xin lỗi. Đang bị phân tâm.
- Mai ở lại, vì Toàn, nha.
- Dạ, vâng.
Chiều hôm sau, cạnh cây Noel rực rỡ và trong tiếng nhạc Giáng Sinh rộn rả, mọi người vừa ăn uống vừa cười đùa vui vẻ. Bất ngờ Kelly đưa cao chiếc mũ đỏ của ông già Noel vẫy qua vẫy lại rồi nói:
- Xin các bạn chú ý. Xin các bạn chú ý.
Im lặng. Kelly tiếp:
- Giáng Sinh năm nay chúng ta có Sếp mới. Đó là niềm vui, đúng không?
Mọi người cùng nhìn Toàn, cười rồi reo "Yeah!" Kelly tiếp:
- Tôi đoan chắc với các bạn, nếu các bạn được nghe Sếp mới của chúng ta đàn thì bữa tiệc Giáng Sinh hôm nay sẽ vượt xa những ý nghĩa bình thường.
Trong khi mọi người vừa nhìn Toàn vừa reo vui thì Toàn nhìn Kelly bằng ánh mắt ngạc nhiên, không hiểu do đâu Kelly biết được Toàn chơi đàn. Nhưng Toàn nhớ lại ngay. Cách nay hai hôm, lúc đưa đứa cháu nội, tên Joshua, đi học Piano, Toàn gặp Kelly đưa con đi học Violon. Muốn lấy lòng Sếp, Kelly tỏ ra thân mật với Joshua. Joshua vô tình cho Kelly biết rằng Joshua thích học Piano và Guitar vì Joshua muốn giống ông Nội. Kelly giữ kín chi tiết này, đợi đến hôm nay mới dành ngạc nhiên cho mọi người.
Toàn bước ra, đứng giữa phòng, nghĩ rằng chàng có thể từ chối mà không ngại bị mất lòng ai:
- Cảm ơn Kelly. Cảm ơn các bạn. Nhưng tôi đi làm tôi không mang đàn theo.
Kelly cười lớn, khoát tay cho Ted; Ted chạy vào văn phòng lấy Guitar ra. Toàn tròn mắt nhìn Kelly:
- Đàn của ai vậy, Kelly?
- Tôi biết Ted đàn Guitar. Hôm qua tôi nhờ Ted đem theo Guitar cho tôi mượn.
Mọi người cùng cười. Toàn so giây đàn rồi nói:
- Bây giờ tôi xin đệm để các bạn cùng hát Silent Night. Okay?
Im lặng. Toàn dạo một đoạn rồi bắt giọng: "Silent night…" Mọi người tiếp vào: "holy night. All is calm, all is bright…" Nhìn cây Noel rực rỡ ánh đèn và nghe một tổng hợp âm thanh không đồng nhất, Toàn cảm thấy vui vui. Thỉnh thoảng Toàn cười và lắc đầu vì vài người bắt vào không đúng nhịp.
Riêng Mai Trâm, khung cảnh Giáng Sinh và âm điệu ca khúc Silent Night gợi nơi lòng nàng những buổi chiều Giáng Sinh xưa, khi Nhuận nhắn về, bảo nàng và các con thay quần áo đẹp, chờ sẵn, Nhuận sẽ về đưa Mẹ con nàng đi nhà thờ Đức Bà xem lễ và đi phố xem đèn Giáng Sinh. Nàng và các con chờ đến khuya vẫn không thấy Nhuận về. Gần sáng, Nhuận về. Mai Trâm thuật lại tình cảnh các con và khuyên Nhuận khi đã hứa với các con thì nên giữ lời để dạy cho con những bài đức dục tốt. Nhuận nạt: "Tụi nó là con tui chứ bộ tụi nó là Ông Nội tui hay sao mà bắt tui giữ lời?" Vậy là vợ chồng cãi nhau và bao giờ cũng chấm dứt bằng những cái tát, những cú đá do Nhuận "tặng" Mai Trâm. Về sau Mai Trâm mới biết lý do Nhuận không về với Mẹ con nàng là vì Nhuận bận vui say với vũ nữ, với "bồ".
Đang buồn vì kỷ niệm xưa bị khơi động, Mai Trâm thoáng giật mình vì tiếng Kelly:
- Cô Nguyễn! Đi về.
Nhìn quanh, mọi người tuần tự ra về, nhân viên trực đêm bắt đầu mở tất cả đèn, Mai Trâm vội vàng theo Kelly.
Vừa cho xe nổ máy, Mai Trâm nhận được điện thoại của Toàn:
- Mai Tâm rời phòng hội chưa?
- Dạ rồi. Đang cho máy xe nổ.
- Chiều nay Mai Trâm bận gì không?
- Dạ, không. Toàn cần gì?
- Toàn mời Mai Trâm ghé nhà thăm Lam Ngọc, bà đầm của Toàn, được không?
Rất muốn làm quen với vợ của Toàn để dễ có thái độ đối với Toàn, Mai Trâm đáp:
- Dạ, cho xin địa chỉ.
* *
*
Thấy Mai Trâm xúc động quá độ, Toàn đưa nàng rời phòng của Lam Ngọc, nhẹ nhàng khép cửa phòng lại. Sau khi dìu Mai Trâm ngồi vào xa lông, Toàn đích thân lấy một ly nước đá lạnh đem đến cho nàng. Mai Trâm đón nhận và hớp từng ngụm nhỏ. Đợi cho sự xúc động của nàng dịu xuống, Toàn bảo:
- Mai Trâm ra sân sau ngắm vườn của Toàn, nha.
Biết Toàn muốn tránh ánh mắt tò mò của Linda – người đàn bàn da đen giúp việc –Mai Trâm đáp: "Okay".
Thấy trên deck chỉ có một chiếc ghế, Mai Trâm hơi ngạc nhiên, nhưng nhớ lại tình cảnh của Toàn, đành im lặng. Linda đem ra một ghế cao. Toàn ngồi vào ghế cao, mời Mai Trâm ngồi vào ghế thấp:
- Sau giờ làm việc và cuối tuần, đây là "giang sơn" của Toàn.
Sự xúc động vẫn còn lắng động trong lòng, Mai Trâm chỉ biết thở dài. Trong khi Toàn chưa biết gợi chuyện bằng cách nào thì Linda rụt rè xuất hiện, nói nhỏ với Toàn:
- Thưa ông Lee, văn phòng bác sĩ để lời nhắn trong máy điện thoại.
- Cảm ơn. Tôi sẽ nghe sau.
Mai Trâm tỏ ra lo lắng:
- Toàn nên nghe ngay, nhỡ có gì khẩn cấp cho Lam Ngọc thì sao?
Toàn chần chừ. Mai Trâm và Toàn đều có một cố tật là khi nào bị xúc động mạnh thì phát ngôn bằng tiếng Anh:
- Please, Toàn.
Toàn thở dài, đi vào nhà.
Khi trở ra, thấy Mai Trâm nhìn chàng như chờ đợi, Toàn nói, giọng không vui:
- Họ nhắc Toàn về những điều phải làm trước khi trở lại để họ theo dõi tình trạng cuộc giải phẫu vừa qua.
- Tại sao Toàn bị giải phẫu?
- Toàn bị Prostate cancer!
- Oh, No!...No!
Mai Trâm gục mặt vào lòng bàn tay, khóc. Toàn vịn vai nàng:
- Mai Trâm! I'm okay. I'm okay.
Với đôi mắt nhạt nhòa, Mai Trâm ngước nhìn Toàn. Toàn nhìn nàng bằng đôi mắt ửng đỏ. Nếu không thấy bóng Linda nơi cửa sổ bếp, có lẽ Mai Trâm đã chồm về phía Toàn, hug Toàn thật chặt như muốn truyền nghị lực cho người em trai.
Sau phút xúc động, Toàn nói:
- Toàn mời Mai Trâm về nhà với mục đích để Mai Trâm biết rõ cuộc sống của người bạn xưa, chứ không phải để Mai Trâm thương hại Toàn.
- Không. Tôi cảm phục Toàn thì đúng hơn.
- Nhiều khi Toàn buồn cho thân phận của mình và Toàn không thiết tha điều gì nữa.
- Đừng nên bi quan, Toàn ạ! Hãy nói chuyện với các con của Toàn xem các cháu có nghĩ đến một giải pháp nào khác để cất bớt gánh nặng cho Toàn hay không?
- Dạ, có. Nhưng vì khi Lam Ngọc bị stroke, nằm trong phòng hồi sinh thì ở phòng đợi Toàn nguyện rằng: Nếu ơn Trên cứu Lam Ngọc qua được cơn ngặt nghèo này, Toàn thề sẽ chăm sóc nàng đến mãn đời!
- Toàn thủy chung với Lam Ngọc, đó là điều quý hóa mà không phải người đàn ông nào cũng có thể thực hiện được. Để thể hiện lòng chung thủy tuyệt đối của Toàn dành cho Lam Ngọc, tôi nghĩ Toàn không nên kết thân với bất cứ người phụ nữ nào khác.
Nghĩ rằng Mai Trâm nói bóng gió xa xôi, Toàn nhìn vào mắt nàng:
- Toàn không phải là Thánh. Toàn chỉ là người đàn ông bình thường. Mai Trâm không nghĩ rằng người đàn ông cũng cần một bờ vai – nhất là bờ vai của một phụ nữ mà đã hơn một lần người đàn ông đó mơ tưởng – khi tinh thần bị suy sụp hay sao?
- Nhưng Toàn chưa biết gì về gia cảnh của tôi.
- Hôm đầu tiên Mai Trâm gặp Toàn, Toàn đã cho Mai Trâm biết rằng Toàn đã đọc hồ sơ cá nhân của Mai Trâm rồi, nhớ không? Hơn nữa, bây giờ cũng như ngày xưa, tình cảm Toàn dành cho Mai Trâm lênh láng và trong lành như dòng suối chảy xuôi một chiều; Mai Trâm không phải đáp ứng
- Lam Ngọc bị như vậy bao lâu rồi?
- Khoảng hơn mười năm.
- Lúc nào tôi cũng tưởng rằng cuộc đời của tôi bị vùi dập đến thê thảm. Nhưng bây giờ biết rõ hoàn cảnh của vợ chồng Toàn, tôi mới thấy rằng những gì đã đến trong đời tôi so với sự không may của gia đình Toàn thì chẳng là gì cả.
Toàn đứng lên:
- Thôi, ngồi đây nói toàn chuyện buồn không hà! Mời Mai Trâm vào nhà, mình đàn, hát cho vui.
Mai Trâm ngồi vào xô-pha. Toàn đến bên Piano. Toàn "gõ" vài notes để bắt giọng rồi vừa đàn vừa hát: "Yêu ai, yêu cả một đời. Tình những quá khắc khe khiến cho lòng ta đau tủi cả lòng vì yêu ai mà lòng hằng nhớ…" (1) Mai Trâm đến bên Toàn, hỏi nhỏ:
- Tại sao Toàn chọn ca khúc này?
- Để tặng Mai Trâm.
- Toàn không sợ Lam Ngọc nghe Lam Ngọc buồn à?
Toàn cúi đầu, giọng khổ sở:
- Lam Ngọc chỉ khác thực vật vì bà ấy tự thở được. Thế thôi!
- Xin lỗi. Tôi không còn lòng dạ nào để nghe đàn nữa. Toàn cho hôm khác, nha.
Vừa đậy nắp Piano Toàn vừa đáp: "Vâng."
Tiễn Mai Trâm ra cửa, Toàn hỏi:
- Tối mai Mai Trâm có thể cho Toàn mời Mai Trâm đi nghe nhạc, được không?
- Đến mấy clubs hít khói thuốc không tốt đâu. Vả lại tôi khiêu vũ dỡ lắm.
Vừa lắc đầu Toàn vừa lấy ví ra và đáp:
- Không. Đây là một buổi hòa nhạc quốc tế.
Toàn cho Mai Trâm xem vé vào cửa buổi hòa nhạc của Yanni. Mai Trâm không nén được vui mừng:
- Làm thế nào Toàn biết tôi thích Yanni?
- Đây là quà của con trai của Toàn. Sau khi nghe Toàn kể về sự hội ngộ bất ngờ với Mai Trâm và hai chữ Je t'aime ngày xưa Toàn gắn lên ghi-đông xe đạp của Mai Trâm, cháu cười, ra vẻ cảm thông. Sáng nay cháu ghé sở, tặng Toàn hai vé vào cửa và "Chúc Ba tìm được nguồn vui."
Toàn và Mai Trâm cùng cười. Toàn tiếp:
- Mấy giờ chiều mai Toàn có thể đón Mai Trâm được?
- Tôi tự lập quen rồi.
Biết Mai Trâm còn ngại ngùng, Toàn không ép, trao nàng một vé vào cửa.
* *
*
Nhìn khung vải màu xanh thẫm điểm những ngôi sao lấp lánh trên sân khấu, Mai Trâm tưởng như nàng có thể thấy lại vùng trời đầy sao của những ngày thơ dại. Những ngày thơ dại đó, Mai Trâm đã sống với âm thanh, với ánh sáng, với những buổi hòa đàn và những tràng pháo tay vang dội mà lúc nào Mai Trâm cũng ấp ủ trong lòng như những kỷ niệm không bao giờ nhạt phai. Khi thấy đoàn nhạc công từ từ tiến lên sân khấu, vào vị trí, phía sau nhạc cụ của mỗi người, Mai Trâm chợt cảm thấy xót xa và tội nghiệp cho những buổi hòa đàn ngày xưa!
Mai Trâm thầm nghĩ, ban nhạc tầm cỡ như vậy thì nhạc trưởng thế nào cũng xuất hiện một cách rực rỡ, đầy hào quang hoặc là một cách đạo mạo với một baton(2) trên tay. Nhưng không! Yanni xuất hiện với quần trắng, giày Tennis, áo thun đen ngắn tay, mái tóc bồng bềnh, dài chấm vai. Trong từng tràng pháo tay vang dội, với dáng vẻ rất tự nhiên và đầy tự tin, Yanni cười tươi, để tay phải lên lồng ngực bên trái, cúi chào khán giả.
Yanni bước vào giữa hai Keyboards, mỗi Keyboard có ba tầng, trong tư thế sẵn sàng. Vừa khi tràng pháo tay của khán giả hơi dịu xuống, Yanni phất tay trái về phía ban nhạc. Tổng hợp âm thanh trổi lên cùng lúc với bàn tay phải của Yanni lướt nhanh trên phím Keyboard. Yanni phất tay trái về hướng nào thì tất cả nhạc cụ từ hướng đó trổi lên.
Thấy Yanni vừa điều khiển ban nhạc bằng tay trái và tay phải đàn theo, vừa nhún chân, lắc vai rồi nghiêng người, hất mái tóc bồng bềnh theo mỗi thì mạnh (temps fort), Mai Trâm kinh ngạc đến sửng sờ. Mai Trâm biết có những conductors(3) điều khiển ban nhạc không cần baton – như nhạc sư Mozart – nhưng vừa điều khiển bằng tay trái và hòa đàn với ban nhạc bằng tay phải thì nàng chỉ thấy một Yanni mà thôi.
Giữa khi Yanni như hòa nhập, như quay cuồng theo dòng nhạc thì Mai Trâm chợt nhớ câu nói của Elvis Presley: "Music should be something that makes you gotta move, inside or outside."
Trong phần trình diễn, tất cả nhạc khúc được trình tấu đều do Yanni sáng tác. Lắng nghe một lúc, Mai Trâm nhận ra dòng nhạc của Yanni là sự phối hợp tuyệt vời của nhạc Jazz, Classical và Soft Rock. Khi nghe được những giai điệu dịu dàng, thiết tha của nhạc khúc Nightingale, Mai Trâm nghiêng sang Toàn:
- Toàn có nhận biết là nhạc của Yanni phản phất âm hưởng nhạc Á Đông không?
- Dĩ nhiên. Yanni là dân Greece mà. Tên thật của Yanni là Yiànnis Hryssomàllis.
- Sao Toàn biết hay vậy?
Toàn cười, không đáp. Mai Trâm tiếp:
- Tôi nghe và thích Yanni từ lâu, nhưng chưa bao giờ thấy Yanni trình diễn.
- Đây cũng là lần đầu Toàn thấy Yanni. Yanni có một kỹ thuật trình diễn rất khác lạ.
- Trong văn học nghệ thuật mình phải tự tìm cho mình một nét riêng.
Toàn gật đầu, cười.
Bản nhạc dứt. Thấy khán giả vừa vỗ tay vừa đứng lên, Mai Trâm và Toàn cũng đứng lên. Yanni lại cúi chào với bàn tay phải để lên lồng ngực bên trái. Khán giả từ từ ngồi xuống. Yanni bước sang chiếc Piano à queue. Với giọng trầm và ấm, Yanni giới thiệu nhạc khúc Felitsa mà Yanni đã sáng tác cho Mẹ.
Nghe Yanni nói tiếng Anh như một người Mỹ chính gốc, Mai Trâm lại nghiêng sang Toàn:
- Sao Yanni nói tiếng Anh hay quá vậy?
- Yanni tốt nghiệp cử nhân Tâm Lý Học từ đại học Minesota mà.
Tự dưng Mai Trâm cảm thấy buồn và xót xa cho Elvis Presley; vì trước khi trở thành thần tượng của không biết bao nhiêu triệu người trên thế giới, Elvis Presley là một chàng tài xế xe tải! Elvis Presley và Yanni chỉ giống nhau ở một điểm là cả hai đều tự học nhạc lý mà thành danh.
Từ nãy giờ chỉ thưởng thức toàn nhạc hòa tấu, bây giờ nghe Yanni giới thiệu và ca sĩ Jeanette Clinger dịu dàng xuấy hiện trong chiếc áo dạ hội màu đen có những chấm kim tuyến lấp lánh, Mai Trâm nghĩ rằng mọi người sẽ được thưởng thức một ca khúc tuyệt vời.
Nghe ban nhạc dạo phân đoạn đầu, Mai Trâm tự hỏi, không hiểu làm thế nào giọng của Jeanette có thể "lên" đến những âm vựt cao như vậy! Khi giọng soprano của Jeanette vang khắp hội trường thì sự tuyệt vời trong màn trình diễn này không những chỉ với tiếng ngân dài mà còn là sự bất ngờ đầy thú vị đối với Mai Trâm – Jeanette Clinger không hát mà chỉ hò theo giai điệu của nhạc khúc. Trong khi âm thanh của dàn Violon "đưa" giọng hò của Jeanette vút cao như cánh hạc chao lượn trong không gian tràn ngập ánh trăng thì âm thanh trầm trầm của dàn Violoncelle như bóng của cánh hạc chập chờn, chập chờn trên đồi thông.
Đang bị giọng hò của Jeanette cuốn hút, Mai Trâm chợt cảm nhận được hơi ấm nơi cánh tay của nàng. Một cách nhẹ nhàng và từ tốn, bàn tay của Toàn chạm vào tay của Mai Trâm. Những xao xuyến nhẹ nhàng dâng lên cùng lúc với những ý tưởng đã dày vò nàng suốt đêm qua và cả ngày nay. Mai Trâm tự hỏi: Chấp nhận tình yêu của Toàn có phải là tội lỗi hay không? Các con sẽ nghĩ gì? Bằng hữu sẽ nghĩ gì? Ở tuổi này mà nàng lại vương vấn vào cuộc tình "tay ba"? Nhưng nghĩ lại, suốt mấy mươi năm làm vợ của Nhuận, Mai Trâm đã giữ được Nhuận cho riêng nàng hay không? Và nàng đã phải chia xẻ Nhuận cho bao nhiêu phụ nữ khác? Khi các con vào đại học, đứa nào thích phân khoa gì thì tự chọn lấy, có đứa nào chọn ngành theo ý muốn của Mai Trâm không? Khi lập gia đình các con cũng chủ động tất cả chứ có đứa nào hỏi ý kiến nàng đâu? Còn bằng hữu, từ mấy mươi năm qua bằng hữu đã bị Nhuận "đầu độc" tinh thần rồi; vậy thì Mai Trâm có cần ý kiến của những người bạn đó hay không? Nếu yêu Toàn mà cố tình tách rời người vợ tật nguyền của Toàn ra khỏi vòng tay bảo bọc của Toàn thì đó là tội lỗi. Còn yêu Toàn chỉ vì muốn chia xẻ nghịch cảnh của Toàn; chỉ vì muốn đem đến cho Toàn chút hạnh phúc muộn màng trong chuỗi ngày còn lại của Toàn thì…
Giòng ý tưởng của Mai Trâm bị đứt đoạn vì tiếng vỗ tay vang dội. Đèn sáng. Khán giả vẫn đứng vỗ tay trong khi Yanni hơi khom người, lại để bàn tay phải lên lồng ngực, cúi chào.
Sau khi choàng áo ấm cho Mai Trâm, Toàn đưa nàng ra chỗ đậu xe. Trước khi Mai Trâm bước vào chiếc SUV, Toàn nắm tay nàng:
- Mai Trâm! Cảm ơn Mai Trâm đã cho Toàn những giờ phút rất cần thiết cho đời sống nội tâm của Toàn.
Mai Trâm mỉm cười, im lặng. Toàn từ từ kéo nhẹ tay nàng về phía chàng. Mai Trâm tựa đầu lên vai Toàn rồi đưa tay mở cửa xe. Toàn nâng tay nàng cho đến khi nàng ngồi vào sau tay lái. Mai Trâm hạ cửa kính xuống:"Bye, Toàn". Toàn đưa tay giữ cửa kính để cửa kính không thể quay lên rồi nhìn nàng đắm đuối. Mai Trâm hơi bối rối, nhưng không tránh ánh nhìn của Toàn. Toàn hơi chồm vào trong xe, đặt lên môi Mai Trâm nụ hôn thật dịu dàng. Ánh đèn đường soi rõ hai ngấn lệ long lanh từ đôi mắt buồn của Mai Trâm. Rời môi nhau, Toàn bịn rịn:
- Drive carefully, Mai Trâm.
- Take care of yourself. Take care of her too.
- I love you.
Xa xa, tiếng đàn rộn rã trong nhạc khúc Jingle Bells của James Lord Pierpont.
ĐIỆP-MỸ-LINH
- Nỗi Lòng của Nguyễn Văn Khánh.
- Cây nhỏ để điều khiển ban nhạc.
- Người điều khiển ban nhạc.
Gởi Bài Viết
Thông Báo
Mời ghé thăm
Bài Cũ
-
►
2013
(1888)
- ► 11/10 - 11/17 (1)
- ► 10/27 - 11/03 (76)
- ► 10/20 - 10/27 (238)
- ► 10/13 - 10/20 (104)
- ► 10/06 - 10/13 (1)
- ► 09/29 - 10/06 (1)
- ► 09/22 - 09/29 (14)
- ► 09/15 - 09/22 (27)
- ► 09/08 - 09/15 (61)
- ► 09/01 - 09/08 (30)
- ► 08/25 - 09/01 (69)
- ► 08/18 - 08/25 (50)
- ► 08/11 - 08/18 (50)
- ► 08/04 - 08/11 (66)
- ► 07/28 - 08/04 (137)
- ► 07/21 - 07/28 (53)
- ► 07/14 - 07/21 (61)
- ► 07/07 - 07/14 (86)
- ► 06/30 - 07/07 (90)
- ► 06/23 - 06/30 (91)
- ► 06/16 - 06/23 (58)
- ► 06/09 - 06/16 (69)
- ► 06/02 - 06/09 (36)
- ► 05/26 - 06/02 (60)
- ► 05/19 - 05/26 (93)
- ► 05/12 - 05/19 (63)
- ► 05/05 - 05/12 (38)
- ► 04/28 - 05/05 (7)
- ► 04/21 - 04/28 (13)
- ► 04/14 - 04/21 (17)
- ► 04/07 - 04/14 (7)
- ► 03/31 - 04/07 (7)
- ► 03/24 - 03/31 (13)
- ► 03/17 - 03/24 (10)
- ► 03/10 - 03/17 (13)
- ► 03/03 - 03/10 (17)
- ► 02/24 - 03/03 (8)
- ► 02/17 - 02/24 (8)
- ► 02/10 - 02/17 (1)
- ► 02/03 - 02/10 (9)
- ► 01/27 - 02/03 (4)
- ► 01/20 - 01/27 (13)
- ► 01/13 - 01/20 (7)
- ► 01/06 - 01/13 (11)
-
▼
2012
(1373)
- ▼ 12/30 - 01/06 (7)
- ► 12/23 - 12/30 (5)
- ► 12/09 - 12/16 (15)
- ► 12/02 - 12/09 (15)
- ► 11/25 - 12/02 (31)
- ► 11/18 - 11/25 (16)
- ► 11/11 - 11/18 (17)
- ► 11/04 - 11/11 (15)
- ► 10/28 - 11/04 (33)
- ► 10/21 - 10/28 (47)
- ► 10/14 - 10/21 (80)
- ► 10/07 - 10/14 (65)
- ► 09/30 - 10/07 (80)
- ► 09/23 - 09/30 (119)
- ► 09/16 - 09/23 (151)
- ► 09/09 - 09/16 (163)
- ► 09/02 - 09/09 (48)
- ► 08/26 - 09/02 (205)
- ► 08/19 - 08/26 (12)
- ► 08/12 - 08/19 (8)
- ► 08/05 - 08/12 (9)
- ► 07/29 - 08/05 (6)
- ► 07/22 - 07/29 (4)
- ► 07/15 - 07/22 (7)
- ► 07/08 - 07/15 (9)
- ► 07/01 - 07/08 (8)
- ► 06/24 - 07/01 (1)
- ► 06/17 - 06/24 (15)
- ► 06/10 - 06/17 (15)
- ► 06/03 - 06/10 (5)
- ► 05/27 - 06/03 (29)
- ► 05/20 - 05/27 (8)
- ► 05/13 - 05/20 (6)
- ► 05/06 - 05/13 (3)
- ► 04/29 - 05/06 (16)
- ► 04/22 - 04/29 (5)
- ► 04/15 - 04/22 (8)
- ► 04/08 - 04/15 (4)
- ► 04/01 - 04/08 (4)
- ► 03/18 - 03/25 (8)
- ► 03/11 - 03/18 (5)
- ► 03/04 - 03/11 (4)
- ► 02/26 - 03/04 (6)
- ► 02/19 - 02/26 (22)
- ► 02/12 - 02/19 (3)
- ► 01/08 - 01/15 (11)
- ► 01/01 - 01/08 (1)
-
►
2011
(293)
- ► 12/25 - 01/01 (4)
- ► 12/18 - 12/25 (5)
- ► 12/11 - 12/18 (5)
- ► 12/04 - 12/11 (7)
- ► 11/27 - 12/04 (4)
- ► 11/20 - 11/27 (3)
- ► 11/13 - 11/20 (4)
- ► 11/06 - 11/13 (6)
- ► 10/30 - 11/06 (1)
- ► 10/23 - 10/30 (2)
- ► 10/16 - 10/23 (3)
- ► 10/02 - 10/09 (1)
- ► 09/18 - 09/25 (1)
- ► 09/11 - 09/18 (3)
- ► 09/04 - 09/11 (3)
- ► 08/28 - 09/04 (4)
- ► 08/21 - 08/28 (3)
- ► 08/14 - 08/21 (1)
- ► 08/07 - 08/14 (4)
- ► 07/17 - 07/24 (8)
- ► 07/10 - 07/17 (10)
- ► 07/03 - 07/10 (11)
- ► 06/26 - 07/03 (7)
- ► 06/19 - 06/26 (7)
- ► 06/12 - 06/19 (14)
- ► 06/05 - 06/12 (6)
- ► 05/29 - 06/05 (17)
- ► 05/22 - 05/29 (9)
- ► 05/15 - 05/22 (20)
- ► 05/08 - 05/15 (24)
- ► 05/01 - 05/08 (11)
- ► 04/24 - 05/01 (15)
- ► 04/17 - 04/24 (4)
- ► 04/10 - 04/17 (8)
- ► 04/03 - 04/10 (4)
- ► 03/27 - 04/03 (4)
- ► 03/20 - 03/27 (2)
- ► 03/13 - 03/20 (2)
- ► 02/27 - 03/06 (3)
- ► 02/20 - 02/27 (3)
- ► 02/13 - 02/20 (6)
- ► 02/06 - 02/13 (6)
- ► 01/30 - 02/06 (5)
- ► 01/23 - 01/30 (15)
- ► 01/16 - 01/23 (3)
- ► 01/09 - 01/16 (5)